4) Sử dụng chiêu thức “gan lỳ” của người tiếp thị/bán hàng kiên trì
bằng cách lẽo đẽo đi theo mẹ năn nỉ “mua đi mẹ, mua cho con đi mẹ”.
5) Tận dụng chiêu thức cuối cùng (cực chẳng đã) là đe dọa “khách
hàng”, tức là người mẹ, bằng cách làm cho mẹ nó phải xấu hổ nơi công
cộng.
6) Sau khi đã đạt được mục đích là có món đồ chơi trong tay, cô bé còn
biết cách áp dụng chính sách hậu mãi bằng cách nịnh mẹ (“con yêu mẹ
nhất trên đời”) để sau này có thể “bán hàng” tiếp.
Người phụ nữ mà tôi đang nói tới tham dự vào chương trình “Những
Mô Thức Của Thành Công” và đã nắm được cách thức trở nên linh hoạt
hơn đứa con gái. Người mẹ quyết định làm một việc thật sự điên rồ và khó
đoán khi lần sau con bé đòi mua đồ chơi tiếp. Lần này khi đứa con gái đòi
mua đồ chơi mới, người mẹ bắt đầu gào thét và nổi cơn tam bành trước khi
nó kịp làm gì. “
Tại sao con cứ đòi mua đồ chơi? Tại sao thế? Tại sao thế?
–
người mẹ gào như một người điên. Đứa con gái hoảng hốt và sợ hãi đến nỗi
nó vội đặt trả món đồ chơi lên kệ và nói,
“Thôi... không cần nữa đâu mẹ”.
Đây là một ví dụ tiêu biểu về sức mạnh của tính linh hoạt trong các biện
pháp và khó đoán trước trong hành động. Bạn có thể lấy lại quyền làm chủ
bằng cách học để trở nên linh hoạt hơn, ứng biến hơn. Vấn đề nào cũng có
giải pháp, điều mà chúng ta cần làm là tìm ra phương án “ĐÚNG ĐẮN” để
hóa giải mà thôi.
QUAN NIỆM THỨ BẢY: KHÔNG CÓ ĐIỀU GÌ KHÔNG ỔN
VỚI TRẺ, CHỈ CÓ CÁI GÌ ĐÓ KHÔNG ỔN TRONG HÀNH VI CỦA
CHÚNG MÀ THÔI