có thể bình tĩnh lắng nghe và đánh giá cao những lời khuyên bảo của cha
mẹ và gần như trong trường hợp nào trẻ cũng sẽ “tâm phục khẩu phục”.
Đâu chỉ dừng lại ở đó, khi làm như vậy, chúng ta không chỉ giúp chúng
gỡ rối vấn đề, mà còn giúp chúng trở về trạng thái tinh thần tích cực, có
trách nhiệm để chúng tự tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình. Xin hãy nhớ
rằng những bậc cha mẹ thành công không đặt nặng việc cải tạo, uốn nắn
con cái hay cho chúng vào khuôn phép. Họ chỉ làm tất cả để tạo điều kiện
cho con cái tự giải quyết và điều chỉnh những vấn đề của chúng.
HAI CÁCH THỨC CÔNG NHẬN VÀ CHIA SẺ CẢM XÚC VỚI
TRẺ
Có hai cách thức tích cực qua đó những người làm cha làm mẹ có thể sử
dụng để hồi đáp lại cảm xúc của trẻ và tạo ra bầu không khí cởi mở chia sẻ
giữa đôi bên.
1) Toàn tâm toàn ý lắng nghe và chia sẻ những cảm xúc đó
Có những lúc chúng ta chỉ cần chăm chú lắng nghe mà không cần phải
nói gì cả. Khi bạn tập trung lắng nghe đến 100% với vẻ mặt đồng cảm, bạn
sẽ ngạc nhiên khi thấy dòng cảm xúc của trẻ đang cuồn cuộn tuôn trào như
dòng thác từ từ hiền hòa trở lại. Trong tĩnh lặng, trẻ đột nhiên bừng tỉnh và
nhận ra những gì mình chưa đúng, chưa phải mà không cần cha mẹ phải lên
tiếng phê phán hay huấn thị điều gì.
Hãy mường tượng đứa con trai 13 tuổi của bạn hồng hộc chạy về nhà,
thở không ra hơi, vừa thở vừa nói,
“Con vừa đánh nhau với thằng bạn
xong”
. Bạn nhìn con, không nói gì và đưa cho nó ly nước. Sau khi uống
xong, nó ngồi xuống ghế rồi tuôn ra một tràng,
“Thằng đó không biết từ