CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 172

đâu chạy đến, hùng hổ quát con là chơi xấu. Mấy thằng khác xúm đến hò
hét. Thế là tụi con đều tức khí lao vào vật nhau, lăn lộn trên đất,... Mẹ thấy
có đáng giận không?”

“Ừ, mẹ hiểu cảm giác đó là như thế nào.”

Sau khi nhận được cái gật đầu của mẹ, rất có thể con trai bạn dừng lại

ngẫm nghĩ, cho rằng lẽ ra nó phải hỏi lại thằng bạn kia vì sao lại tức tối với
mình như thế, và có lẽ trận đánh đã không diễn ra nếu không có lũ bạn hò
reo cổ vũ.

Mặc dù việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là một trong những

việc khó nhất đối với các bậc cha mẹ. Đa số phụ huynh cảm thấy thật khó
mà nghe con cái nói cho đến đầu đến đũa. Mới nghe đến câu đầu tiên

“con

vừa đánh nhau”

là ai nấy đã nổi xung lên rồi. Người lớn gần như ai cũng

được lập trình sẵn với những khuôn mẫu đánh giá chủ quan (đánh nhau là
điều cấm kỵ), nên nhảy ngay vào kết luận (thằng con hư đốn, tối ngày đánh
nhau với bạn) và đưa ra giải pháp tức thì (không cần biết cơ sự gì hết, con là
người có lỗi). Chắc bạn hiểu rõ chuyện gì sẽ xảy ra, thằng bé sẽ không nói
nữa, nhưng nó tấm tức vì không được phép giãi bày và giải tỏa cảm giác bất
an và bấn loạn trong lòng. Nó đi đến kết luận:

“lần sau chớ hé môi ra nói

những chuyện như vậy”

, vì nó không muốn bị tổn thương thêm với những

đánh giá võ đoán, áp đặt của người lớn.

Nhưng một khi bạn cho phép con cái tự do bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ,

bằng cách “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, chúng sẽ lấy lại bình
tĩnh, có cách nghĩ đúng đắn hơn để tự giải quyết vấn đề. Rất có thể đứa con
trai 13 tuổi của bạn sau đó sẽ đi tìm gặp thằng bạn, hỏi rõ nguồn cơn và nếu
có sự hiểu lầm gì thì cùng giải quyết đúng như cách một người đàn ông
đích thực sẽ làm. Có phải những va vấp kiểu ấy sẽ khiến con bạn mau
chóng trưởng thành hơn không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.