trẻ thuộc các nền văn hóa khác nhau là rất đáng kể. Ví dụ, ở Việt Nam và
thậm chí cả Singapore, rất ít bàn tay giơ lên khi thầy giáo kêu gọi học sinh
đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi. Nhiều em có tâm lý sợ “nổi bật” trong đám
đông hay sợ phạm lỗi nên thường án binh bất động. Trái lại, các học sinh
Âu – Mỹ lập tức giơ tay ngay khi chúng biết câu trả lời, và không ngại đặt
ra những câu hỏi có thể bị cho là “ngớ ngẩn”. Ngay trong ngôi trường nổi
tiếng thế giới như NUS (National University of Singapore) thì thường là
sinh viên các nước Âu - Mỹ hăng hái phát biểu ý kiến chứ không phải là
sinh viên Châu Á.
Đó là một trong những lý do chính giải thích tại sao những công việc
quan trọng hàng đầu ở các công ty đa quốc gia thường được giao vào tay
người phương Tây. Thiên hạ dựa vào hiện tượng đó mà cho rằng người Âu
– Mỹ nói chung sáng tạo hơn, năng động hơn và giao tiếp tốt hơn.
Chúng ta biết chắc rằng người Châu Á cũng có năng lực, cũng thông
minh tài giỏi không kém gì người Âu, người Mỹ, thậm chí tôi tin rằng,
người Á Đông chúng ta còn chăm chỉ làm việc hơn; chỉ khác nhau ở chỗ,
chúng ta không đủ tự tin để tiếp thị bản thân tốt như những người bạn
phương Tây. Kết quả là chúng ta có chiều hướng bị rớt lại trên con đường
giành những công việc tốt hoặc lợi thế trong thương trường.
Trong những lần tham gia tuyển dụng nhân sự cho một số công ty, một
trong những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra là,
“Bạn nghĩ mình có đủ khả năng
đảm nhiệm vai trò và đáp ứng đòi hỏi của công việc này không?”
. Câu trả
lời mà chúng tôi thường nhận được từ những người Châu Á là những câu
nói ấp úng, ngập ngừng,
“Ừm... dạ tôi cũng cho là như vậy... tôi sẽ cố hết
sức”
. Trong khi ấy, với người Âu – Mỹ, chúng tôi nhận được những câu trả
lời quả quyết dõng dạc
, “Dĩ nhiên! Tôi là người thích hợp nhất cho công
việc này! Tôi làm việc nhóm rất tốt, biết phối hợp tốt với đồng đội và tôi tin
rằng mình có thể đạt kết quả cao...”
. Giả sử những ứng viên này có bằng