Những đứa trẻ có lòng tự trọng cao cảm thấy chúng luôn nhận được tình
yêu thương từ người khác và cũng biết quý trọng bản thân mình, một điều
hoàn toàn khác với lối sống ích kỉ, tự cho mình là “cái rốn của vũ trụ” của
một số kẻ tự đề cao bản thân quá đáng. Những đứa trẻ có lòng tự trọng bao
giờ cũng tin tưởng vào khả năng của mình với tinh thần
“Tôi có thể làm
được!”
.
Để khơi dậy và nuôi dưỡng lòng tự trọng ở trẻ thì tất cả năm nhu cầu
cảm xúc của chúng như được yêu thương, được chấp nhận, cảm thấy mình
quan trọng, được công nhận và có sự độc lập đều phải được thỏa mãn. Tất
nhiên, bể thương yêu trong lòng chúng bao giờ cũng phải tràn đầy.
Khi một đứa trẻ cảm thấy nó luôn sống trong tình yêu thương chan
chứa, nó sẽ học được cách yêu thương bản thân mình đúng nghĩa và sẽ
muốn làm những việc tốt nhất cho bản thân. Chúng sẽ có khuynh hướng đặt
ra mục tiêu cao, ý thức được giá trị của mình, có tinh thần dám nghĩ dám
làm, và... không ngại việc có thể vấp phải sai lầm. Với thái độ “Tôi sẽ làm
được!”, chúng có đủ tự tin để làm việc gì cũng làm hết sức mình.
TÁC HẠI CỦA ĐỨA TRẺ THIẾU ĐI LÒNG TỰ TRỌNG
Một đứa trẻ thiếu đi lòng tự trọng khó có thể thành công trong việc học
tập hiện tại, cũng như trong công việc, cuộc sống sau này. Trẻ thiếu đi lòng
tự trọng thường có những biểu hiện sau:
□ Luôn có cảm giác tồi tệ về bản thân
(“Tôi ghét con người mình quá”,
“Mình là đứa xấu xa, tồi tệ”, “Mình sinh ra đã ngu dốt”, “Mình không