CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 203

Tình hình sẽ còn tệ hơn nữa nếu các bậc cha mẹ chỉ chăm chăm trách

mắng, quy kết và thậm chí “dán nhãn” nặng nề khi con trẻ phạm lỗi.

“Lại thế nữa. Sao mà con hay quên đến thế!”

“ Lúc nào con cũng vô trách nhiệm như thế đấy à? Biết làm gì với con

đây?”

Cách nói như thế hoàn toàn không có tác dụng răn đe hay giúp trẻ sửa

chữa lỗi lầm mà chỉ khiến trẻ cảm thấy mình bị cha mẹ hắt hủi, bản thân
mình thật tồi tệ, làm nảy sinh và củng cố niềm tin sai lầm về chúng. Đối với
một đứa trẻ, bạn càng nhắc nhở rằng nó lười biếng, cẩu thả bao nhiêu thì nó
càng tin chắc rằng nó là kẻ lười biếng, cẩu thả bấy nhiêu, và trong tương lai
sẽ hành xử đúng với những điều nó nghĩ về bản thân mình. Đúng thế, cách
nói như vậy không những phản tác dụng mà còn có hại. Tôi mong rằng sau
khi nhận thức rõ rằng đó là việc không nên làm, các bậc cha mẹ sẽ điều
chỉnh lại cách nói với con trẻ.

3. Hạ thấp thành tích của con cái

Nhiều người trong chúng ta hiểu lầm về đức tính khiêm tốn, cho rằng

việc ta nghĩ mình tài giỏi và tự hào về bản thân là biểu hiện thiếu khiêm tốn,
vì thế mà ta thường nhún nhường cho rằng,

“Tôi cũng còn nhiều điểm yếu

kém lắm”

. Cách nghĩ này có thể ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi dạy

con. Nếu ai đó khen ngợi đứa con gái giỏi giang của bạn thì bạn thường có
phản ứng như thế nào? Ví dụ, nếu có người nói với bạn (trước mặt con bạn)
rằng,

“Tôi nghe nói con chị làm bài thi rất tốt, cháu chắc hẳn phải thông

minh, chăm chỉ lắm nhỉ?”

, bạn sẽ trả lời ra sao?

...................................................................................................................

..........................................................................................................................

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.