CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 202

“độn thổ” mà trốn đi đâu. Hãy hình dung sếp của bạn oang oang nói ra
những lỗi lầm và điểm bất cập của bạn với khách hàng hoặc đồng nghiệp,
bạn sẽ cảm giác như thế nào?

Tất nhiên, chúng ta không nên nhắm mắt làm ngơ hoặc bỏ qua mọi lỗi

lầm của con cái. Thật sự, chúng ta cần phải góp ý trên tinh thần xây dựng
để chúng sửa đổi. Nhưng điều không kém quan trọng là chúng ta cũng cần
nhìn nhận và đánh giá cao những mặt tốt và những thành tích mà con trẻ đạt
được. Đứa trẻ nào cũng có mặt tốt và mặt chưa tốt; cái được và cả cái chưa
được (bản thân người lớn chúng ta cũng thế thôi). Nếu bạn biết cách tập
trung và làm đậm lên những mặt tốt, điểm mạnh của trẻ, thì bạn sẽ từng
bước giúp chúng phát huy tất cả những mặt tốt của mình, và một khi cái tốt
có khuynh hướng khuyếch trương lấn át, thì cái chưa tốt sẽ dần dần giảm đi.
Và ngược lại.

Viết đến đây tôi nhớ đến trường hợp về một cậu học sinh 13 tuổi tên

Mark. Cậu tham gia vào chương trình năm ngày “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng
Thế!” và là một trong những học sinh nhiệt tình và năng động nhất mà
chúng tôi từng có.

Trong suốt khóa học, Mark thường xung phong trả lời câu hỏi và thậm

chí cậu còn chăm chú ghi chép vào sổ. Vào ngày cuối khóa, cậu chạy đến
bên mẹ, hăm hở khoe với mẹ những gì cậu lĩnh hội được và bảo,

“Mẹ ơi,

xem con học được những gì này!”

Nhưng người mẹ chỉ nói:

“Sao con viết

chữ cẩu thả thế?”

. Trước khi tham gia khóa học, Mark rất rụt rè, khép kín

và cậu chỉ trở nên cởi mở khi hòa mình vào môi trường tích cực và mang
tính khích lệ của chúng tôi. Vậy mà mẹ cậu không nhận ra những thay đổi
to lớn của con, chỉ chăm chú vào tiểu tiết

(“Sao con viết chữ cẩu thả

thế?”)

.

2. Chỉ trích , quy tội và “dán nhãn”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.