…………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………
………..
Bạn hãy đọc lại câu trả lời của mình và thử nghĩ xem định nghĩa của
bạn về kỷ luật có tác dụng làm cho con bạn ngoan hơn, học giỏi hơn và mối
quan hệ giữa hai thế hệ trong gia đình tốt hơn không? Theo kết quả trong
những cuộc khảo sát với phụ huynh, chúng tôi nhận thấy cứ mười câu trả
lời thì có chín câu mang hàm nghĩa tiêu cực.
Chúng ta hãy cùng nghĩ lại về cách chúng ta định nghĩa kỷ luật. Có phải
kỷ luật là những biện pháp làm sao giúp bạn thể hiện uy quyền của mình,
nói cách khác, bạn là người làm ra luật còn con cái là kẻ thi hành, tức là bạn
phải thắng và chúng phải thua? Hay kỷ luật có nghĩa là bạn phải luôn chiều
chuộng và nhượng bộ con cái trong tất cả mọi chuyện? Nếu bạn nghĩ như
vậy về kỷ luật thì tôi sẽ không lấy làm lạ nếu bạn gặp khó khăn trong việc
quản lý con cái khi chúng lớn hơn.
Dạy con làm người cũng tương tự như việc bạn dạy con lái xe, mục
đích cuối cùng là để chúng có khả năng tự lái chiếc xe của mình đến bất cứ
nơi nào mà chúng muốn đến. Vai trò của bạn, với tư cách người làm cha
làm mẹ, là hướng dẫn chúng lái xe đúng luật, duy trì tốc độ an toàn, biết khi
nào cần thắng lại và khi nào cần tăng tốc. Nhưng người cầm lái, người làm
chủ cuộc đời chính là con bạn chứ không phải bạn.
Nếu việc nuôi dạy con chỉ đơn thuần dừng lại ở việc dạy cho chúng biết
những điều đúng đắn, những việc được làm và không được làm thì có lẽ chỉ
cần một quyển sách giáo khoa về luân lý là đủ. Sự nghiệp trồng người thật
ra khó khăn phức tạp hơn nhiều. Là cha mẹ, chúng ta còn phải biết được khi
nào nên cương khi nào nên nhu, khi nào nên bảo ban, khi nào nên dẹp