được đời sau xưng tụng là một trong ít khối óc vĩ đại nhất của nhân loại,
cha đẻ của Thuyết Tương Đối và Vật Lý Lượng Tử.
Chính bản thân Einstein cũng nhiều lần xác nhận rằng ông không sinh
ra cùng với những “tinh hoa phát tiết” ra ngoài. Trong quá trình lớn lên, ông
đã tự kích hoạt những khả năng tiềm ẩn của mình bằng việc cho phép bản
thân tự do suy nghĩ, luôn tò mò về mọi chuyện, luôn mơ mộng, suy tưởng
và cuối cùng bao giờ cũng hoài nghi về những quan điểm mang tính “khuôn
vàng thước ngọc” của những bậc tiền bối.
TÌM HIỂU SỨC MẠNH CỦA NÃO BỘ
Để hiểu rõ trí thông minh của chúng ta kỳ diệu đến mức nào, trước hết
bạn cần biết cách thức hoạt động của bộ não phi thường của bạn. Vỏ não
của chúng ta (lớp trên cùng và lớp trung tâm) – đóng vai trò chính trong các
suy nghĩ bậc cao – được cấu tạo từ khoảng một triệu triệu
(1.000.000.000.000) tế bào não gọi là nơ-ron.
Do tất cả chúng ta có số
lượng nơ-ron xấp xỉ nhau (ít hơn hay nhiều hơn vài triệu thì cũng chẳng
khác biệt gì nhiều), chúng ta có hệ thần kinh cơ bản, hay còn gọi là “phần
cứng”, giống nhau. Để hiểu được “phần cứng” của chúng ta thật sự phi
thường đến mức nào, bạn hãy so sánh bộ não với tốc độ xử lý thông tin của
máy vi tính được đo bằng MIPS (triệu xử lý/giây).
Một bộ xử lý máy tính Intel Pentium III (500 Mhz) chỉ có thể chạy được
1.354 MIPS. Trong khi đó, mỗi tế bào não (nơ-ron) có thể xử lý 1.000
thông tin mỗi giây và toàn bộ não của chúng ta có tiềm năng xử lý 100 triệu
MIPS. Điều này có nghĩa là tiềm năng não bộ của chúng ta tương đương