ĐÁNH MẤT NÓ
Tiến sĩ Georgi Lozanov – nhà giáo dục người Bungari, đồng thời là nhà
tâm lý học và cha đẻ của phương pháp Học Tập Tăng Tốc (Accelerated
Learning) – từng phát biểu:
“Hầu như tất cả trẻ em đều sinh ra với tiềm
năng trở thành thiên tài. Tuy nhiên, trong quá trình lớn lên, đa số trẻ em đã
để vuột mất những khả năng trời cho đó vì những tác động tiêu cực thường
trực trong cuộc sống xã hội.”
Nói cách khác, không hề có những cái đầu “ngu ngốc”, “mít đặc”,
“không thể nhận thức”... Tất cả trẻ em đều có tiềm năng trở thành người tài
(như tôi là một minh chứng hùng hồn). Nếu một em nào đó chăm học
nhưng chưa đạt kết quả tốt, thì đó là vì phương pháp học của em chưa hiệu
quả chứ không phải do em có “cái đầu đần độn”. Những học sinh không
may bị xếp hạng “chậm tiêu” thường là do cách học của chúng không phù
hợp với cách dạy và học truyền thống trong nhà trường. Ở phần tiếp theo
của chương này, bạn sẽ cùng tôi tìm hiểu cách học của con bạn, và hướng
dẫn chúng điều chỉnh phương pháp học để thành công hơn.
Còn bây giờ, tôi muốn kể cho bạn nghe về một đứa trẻ không thể nói
được cho đến khi hai tuổi. Không những thế, nó còn gặp rất nhiều khó khăn
trong việc trả lời những câu hỏi đơn giản. Dĩ nhiên, bạn sẽ không lấy làm lạ
khi biết rằng thầy cô của đứa trẻ ấy đã tin chắc mai sau nó sẽ chẳng làm nên
trò trống gì.
Nếu đứa trẻ ấy được sinh ra ở Singapore hay Việt Nam ngày hôm nay,
có lẽ cậu sẽ bị dán nhãn “não có vấn đề” hay “trì độn”, bị ném vào một cái
rọ “đồ bỏ” nào đó và cuối cùng rất có thể sẽ chẳng làm nên trò trống gì thật.
Bạn có ngạc nhiên không khi biết đứa trẻ mà tôi đang nói tới chính là
Albert Einstein – một trong những thiên tài bậc nhất của mọi thời đại, người