CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 52

với 73.855 máy tính cá nhân được nối với nhau và hoạt động cùng một lúc.
Khoa học đã chứng minh tất cả chúng ta đều có cùng sức mạnh não bộ vô
cùng lớn, nhưng tính chung chúng ta sử dụng chưa đến 1% tiềm năng thật
sự này.

Liên kết nơ-ron: bí mật của trí thông minh

Câu hỏi được đặt ra là nếu tất cả chúng ta có cùng số lượng nơ- ron

(tương đương với 73.855 máy tính cá nhân), thì tại sao có hiện tượng một
số học sinh lại tiếp thu và xử lý vấn đề nhanh hơn hẳn những em khác? Tại
sao một số em tiếp nhận và ghi nhớ thông tin dễ dàng trong khi một số khác
lại gặp khó khăn?

Câu trả lời không nằm ở hệ thần kinh não bộ (phần cứng) mà chính là

cách thức trong đó các nơ-ron của chúng ta được kích hoạt và sử dụng
(phần mềm).

Hai mươi tuần sau khi thụ thai, các nơ-ron não bộ của chúng ta bắt đầu

tạo nên những mối liên kết với nhau. Các liên kết này được gọi là liên kết
nơ-ron. Mỗi khi nơ-ron tạo ra một liên kết (còn gọi là khớp thần kinh), một
khuôn mẫu tư duy được hình thành. Từ đó suy ra, càng có nhiều liên kết nơ-
ron trong một khu vực vào đó, chúng ta càng trở nên nhạy bén hơn trong
lĩnh vực ấy. Ví dụ, nếu con bạn học giỏi Toán, đó là vì phần não bộ chịu
trách nhiệm cho khả năng lập luận Toán học có rất nhiều liên kết nơ-ron.
Trong khi đó, tuy giỏi Toán nhưng con bạn lại có thể vẽ không đẹp, đó là vì
khu vực tưởng tượng liên quan đến thị giác trong não bộ không có nhiều
liên kết nơ-ron.

Vậy nếu con bạn yếu về một hoạt động não bộ nào đó (như giải các bài

Toán chẳng hạn), bé có thể tăng cường trí thông minh và năng lực trong lĩnh
vực đó không? Dĩ nhiên là được! Giải pháp nằm ở việc kích thích và thử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.