Vấn đề là ở chỗ, đa số phụ huynh nghĩ rằng con cái nhận thức về thế
giới cũng giống như mình. Bạn cho rằng suy nghĩ của cha mẹ và con cái
nằm trên cùng một phương, nên giao tiếp với chúng từ tọa độ CỦA BẠN
(nghĩ rằng chúng cũng tiếp nhận theo phương ấy), vậy thì chắc chắn bạn sẽ
nhận lại những phản hồi lệch phương rồi.
Có những bậc cha mẹ khó mà hiểu nổi, tại sao điều mình muốn nói đơn
giản như vậy mà con cái vẫn không nghe ra. Họ cất tiếng kêu trời,
“Tôi thật
sự không hiểu chúng có cái gì trong đầu nữa”, “Làm sao chúng có thể làm
chuyện ấy?”, “Chúng đang nghĩ gì thế không biết?”
. Giống như việc hai
đối tượng tham gia vào một cuộc trao đổi, nhưng lại không sử dụng cùng
một thứ ngôn ngữ, cuối cùng chẳng ai hiểu ai và việc giao tiếp như thế là
thất bại. Muốn thành công, trước tiên bạn phải hiểu được ngôn ngữ của đối
tượng và sau đó nói bằng ngôn ngữ ấy.
Trong những chương sau, bạn sẽ học được cách “giải mã” để hiểu cách
mà con bạn nghĩ về thế giới như thế nào và cách giao tiếp với con cái bằng
ngôn ngữ của chúng. Nhưng trước hết, bạn cần lĩnh hội nguyên lý quan
trọng đầu tiên rằng: con bạn nhận thức về bản thân và thế giới khách quan
(cha mẹ, người xung quanh, những sự việc trong cuộc sống,...) khác với
bạn. Sau khi đã nắm được điều này, việc chúng ta cần biết tiếp theo là giao
tiếp với chúng như thế nào, tiếp cận với chúng ra sao để chúng tiếp nhận
điều chúng ta nói và làm theo. Quan niệm thứ hai sẽ giúp bạn về việc này.
QUAN NIỆM THỨ HAI: TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ TÍCH
CỰC TRÊN CƠ SỞ TÔN TRỌNG NHẬN THỨC CỦA TRẺ VỀ THẾ
GIỚI