Cha mẹ: Ừ! Ba mẹ đồng ý rằng việc học có vẻ như tốn thời gian thật
NẾU con không biết mình học vì cái gì. Nếu con không ngại trở thành kẻ ăn
bám và bị bạn bè qua mặt thì đúng là việc học thật vô ích. Bên cạnh đó, nếu
con muốn sau này thành công trong cuộc sống, trở nên giàu có và được
nhiều người tôn trọng, thì việc học tập chuyên cần sẽ giúp con đi một đoạn
đường ngắn nhất đến thành công, tốn ít thời gian và công sức nhất.
Đứa trẻ: Con ghét cô giáo ngu xuẩn này. Ngày nào cô cũng giao cả
đống bài tập.
Cha mẹ: Ba mẹ hiểu rằng con không thích việc cô cho quá nhiều bài về
nhà. Chắc con cảm thấy buồn bực lắm. Cùng lúc đó, chắc con cũng biết rõ
kỳ thi đang đến gần, nhờ làm nhiều loại bài tập mà con có thể trả lời được
tất cả các câu hỏi, hơn hẳn những bạn không bị thầy cô cho nhiều bài tập.
Con có nghĩ thật ra cô giáo mà con gọi là “ngu xuẩn” ấy đang giúp con
không?
Kỹ thuật thay đổi một cách khéo léo thái độ và nhận thức của đối tượng
(mà không áp đặt họ) được gọi là kỹ thuật CHUYỂN HÓA Ý NGHĨA. Bạn
sẽ học được cách sử dụng biện pháp hiệu nghiệm này trong các chương sau.
Bước đầu, một số cha mẹ cảm thấy quan niệm này rất khó “nuốt”.
“Sao
tôi lại phải tôn trọng nhận thức non nớt về thế giới của con trẻ? Tôi đẻ ra
chúng kia mà? Trứng mà đòi khôn hơn vịt à?! Chúng phải nhìn nhận sự
việc theo cách của tôi mới đúng đạo làm con chứ”.
Chẳng có gì phải nghi ngờ, với tư cách làm cha mẹ, bạn có thể ép buộc
con mình ngồi xuống, cúi đầu nghe bạn nói, tất nhiên chỉ khi chúng chưa đủ
lớn. Nhưng một sự thật không thể chối cãi là: nếu ngay từ đầu bạn đã tỏ thái
độ không tôn trọng cách hiểu, cách nghĩ của chúng về thế giới thì tiếng nói
của bạn sẽ không còn cùng “ngôn ngữ” với chúng nữa, và sẽ không có cái