“Thầy Adam à, hãy làm sao thay đổi con trai tôi đi! Thầy hãy làm cách
nào đó buộc nó tiến bộ trong mọi chuyện!”
Đó là những yêu cầu khẩn thiết
mà tôi thường nhận được.
Điều đáng buồn là nếu những phụ huynh này cứ khư khư giữ lấy quan
niệm rằng CHỈ có con họ mới cần thay đổi còn bản thân họ thì không, thì
dù cho bọn trẻ có những chuyển biến lớn như thế nào – trong và sau khóa
học của tôi – vẫn có nhiều khả năng chúng sẽ quay lại thói quen và cách
nghĩ cũ. Cũng như trong bất cứ mối quan hệ nào, sự thay đổi thật sự phải
đến từ hai phía. Nếu cha mẹ vẫn tiếp tục giao tiếp và đối xử với chúng theo
cách thức tiêu cực như cũ, những đổi mới của con cái sẽ gặp lực cản đẩy
chúng đến chỗ bất mãn hoặc rút vào vỏ ốc của tâm trạng tự ti, thiếu vắng
hẳn động lực phấn đấu.
Chúng tôi cũng phát hiện ra một điều khác, những người thất bại trong
vai trò làm cha mẹ có quan niệm “họ là nạn nhân”. Họ tin rằng mọi việc
vượt quá tầm kiểm soát của mình và rằng họ không thể nào thay đổi lũ nhỏ.
Khi được hỏi tại sao mối quan hệ giữa họ và con cái lại xoay ra chiều
hướng xấu, hoặc tại sao con họ học không giỏi, họ luôn đổ thừa con cái hay
những sự việc khách quan:
“Con tôi lười biếng lắm”, “Nó ương bướng
ngang ngạnh thì không ai bằng”, “Con bé không hé miệng nói với tôi
chuyện gì cả”, “Nó tiếp thu kém”, “Nó đàn đúm với đám bạn xấu”, “Nó có
chịu nghe lời hay lẽ phải đâu”
hay
“Bà ngoại chiều nó quá”, “Việc nhà
bận bịu quá, tôi chẳng có thời gian đâu mà để mắt đến nó” v.v...
Mặc dù việc đổ thừa con cái và hoàn cảnh quả thật có thể giúp ta trút
giận, xả stress nhưng điều đó không thể thay đổi được hoàn cảnh hay cải
thiện mối quan hệ. Khi ta đổ lỗi cho người khác về những gì đang diễn ra,
tức là ta đã tự tước đi của mình khả năng thay đổi những sự việc ấy. Những
người thất bại trong vai trò làm cha mẹ luôn lý luận rằng,
“Để cho mọi việc