ích kỷ, vô kỷ luật và không quan tâm đến người khác của cậu bé. Cho nên,
qua việc trút mọi giận dữ và thất vọng lên đầu con trai, họ sẽ cảm thấy dễ
chịu hơn vì xả bớt được những cảm xúc tiêu cực. Nhưng vấn đề là nếu họ
cứ xoáy sâu vào việc đứa con trai hư hỏng, khó bảo và luôn miệng than
phiền về tất cả những gì không nằm trong tầm kiểm soát của mình (như bạn
bè nó, tính biếng nhác của nó), nếu họ vẫn khư khư cách nghĩ rằng mình là
nạn nhân (của bạn bè nó, của thói lười biếng ích kỷ) thì họ chỉ mang nặng
trong lòng cảm giác BẤT LỰC, không thể làm gì để thay đổi con mình. Tệ
hơn nữa, nếu cha mẹ liên tục la mắng hay cấm cậu giao du với bạn bè, họ
có thể làm mọi việc trở nên xấu hơn nhiều.
2) Bậc cha mẹ đứng ra “lãnh trách nhiệm”
Những bậc cha mẹ này cũng không tránh khỏi cảm giác giận dữ, thất
vọng nhưng đồng thời, họ nhận ra rằng việc bới móc lỗi lầm và đổ lỗi cho
con trai hoàn toàn không giúp họ đạt được mục đích của mình (ví dụ, khiến
nó đi về đúng giờ và dành thời gian cho gia đình).
Họ tự đặt ra cho mình những câu hỏi sau đây:
“Làm thế nào để mình có
thể chịu trách nhiệm về thái độ và hành vi của con? Thử nghĩ xem mình đã
làm gì khiến nó không muốn về nhà và cứng đầu không chịu nghe lời? Cần
thay đổi phương pháp của mình như thế nào để con trai thích ở nhà nhiều
hơn và ngoan ngoãn hơn?”
Bậc cha mẹ “chịu trách nhiệm” thừa nhận rằng họ có khuynh hướng ưa
chỉ trích bắt bẻ con cái. Họ cũng công nhận rằng mình đã không cố gắng
lắng nghe con trai và cũng không quan tâm lắm đến những việc nó làm. Vì
thế mà họ không có những hành động và lời nói để khuyến khích, động viên
khi nó làm việc tốt. Bằng việc xem xét lại cách cư xử của mình, họ nhận ra
rằng: vừa về đến nhà, họ đã bắt đầu nói những câu hạch sách như
“Sao con