hưởng tích cực đối với hành vi của con cái.
Dưới đây là những ví dụ trong việc chuyển đổi những lời trách móc và
đổ lỗi cho con thành những hành động tích cực và có trách nhiệm.
Quan niệm “nạn
nhân”
Quan niệm “lãnh trách nhiệm”
Thay vì bảo con bạn
là đồ lười biếng
Hãy nghĩ cách khích lệ con cái bằng cách tìm
hiểu sở thích và ước mơ của chúng
Thay vì nghĩ con
mình là đần độn, kém
cỏi
Hãy dạy con bạn phương pháp “Tận dụng tối
đa não bộ trong học tập” để giúp cho việc học trở
nên thú vị và hiệu quả hơn
Thay cho đánh giá:
con mình thật ngang
ngạnh
Hãy tạo dựng mối quan hệ gắn bó với con cái
sao cho chúng cởi mở hơn với cha mẹ
Thay vì đổ tội cho
con bạn dễ bị ảnh hưởng
từ đám bạn xấu
Hãy giúp con bạn lấy lại lòng tự trọng khiến
chúng có bản lĩnh hơn để nói “không” với những
“cám dỗ ngọt ngà
Mỗi khi chúng tôi chia sẻ quan niệm này trong các cuộc hội thảo dành
cho cha mẹ, thế nào cũng có một số người phản ứng bằng câu hỏi,
“Nói vậy
thì chúng tôi phải nhận lãnh mọi trách nhiệm về mình sao? Con cái cũng
phải có trách nhiệm của chúng chứ?”
. Dĩ nhiên rồi, trách nhiệm thuộc về
cả hai phía! Thật ra, trong những khóa đào tạo dành cho học sinh, chúng tôi
cũng tập trung huấn luyện các em đứng lên nhận trách nhiệm cho những