không học bài? Tại sao con về nhà trễ quá vậy? Tại sao con để đồ đạc vung
vãi khắp nhà như thế?”.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thằng bé không thích ở nhà, ai lại
muốn nghe mãi những câu nói như thế. Nó thích ở bên bạn bè hơn, những
đứa này sẵn lòng chấp nhận con người nó. Với chúng, nó cảm thấy mình
quan trọng hơn và được tôn trọng hơn. Từ phát hiện ấy, bậc cha mẹ này đi
đến kết luận:
“Mối quan hệ lỏng lẻo và không tốt giữa mình với con cũng là
lý do tại sao nó không thích nghe lời cha mẹ và bỏ ngoài tai tất cả”.
Sau khi nhận trách nhiệm, những người làm cha mẹ này quyết định thay
đổi thái độ đối xử với con trai và giao tiếp với cậu bằng một cách khác. Họ
chân thành lắng nghe con trai và tôn trọng cách nghĩ của cậu. Họ bắt đầu
nghĩ đến những cử chỉ và việc làm tốt của cậu từ xưa đến nay mà họ chưa
nhận ra và đánh giá cao, sau đó có biện pháp khích lệ và động viên con
nhiều hơn. Chắc chắn sau một thời gian, cậu bắt đầu cảm nhận được tình
thương yêu và sự tôn trọng đến từ những người trước đây chỉ phê phán và
hạch sách mình.
Vì lẽ đó mà cậu thấy vui hơn mỗi khi gần cha mẹ và sẵn lòng hợp tác
khi có lời yêu cầu từ cha mẹ. Khi nghe cha mẹ góp ý về một việc làm chưa
tốt của mình, cậu chịu khó lắng nghe hơn, tiếp thu ý kiến phê bình với thái
độ tích cực hơn, vì họ chỉ phê phán hành vi cụ thể của cậu chứ không phủ
nhận toàn bộ con người cậu. Kết quả, cậu dần dần lấy lại lòng tự trọng và
niềm tin vào bản thân mình, do đó ít bị ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.
Và dĩ nhiên, khi gia đình lại trở thành mái ấm thật sự, cậu sẽ mong
muốn được về nhà hơn và cậu cũng bắt đầu quan tâm đến mọi người xung
quanh, bớt lười nhác hơn.
Bạn thấy đấy, bằng việc chủ động đi bước đầu tiên để thay đổi thái
độ và phương pháp giao tiếp của mình, chúng ta có thể có những ảnh