tốt hơn, con tôi phải là người thay đổi trước chứ, việc của nó kia mà! Nếu
tôi không thể cải tạo nó, tôi sẽ nhờ người khác làm việc này!”
Những người thành công hành động theo quan niệm khác hẳn. Họ tin
rằng mình có ảnh hưởng lớn đối với cách suy nghĩ và hành động của con
cái. Nếu con họ có thái độ hoặc hành vi không tốt, họ đứng ra chịu trách
nhiệm về điều đó. Họ biết rằng, mặc dù có những yếu tố khác ảnh hưởng
đến nhân cách của trẻ, nhưng họ mới là nhân tố quan trọng bậc nhất. Họ có
niềm tin vững vàng rằng,
“Để thay đổi mọi chuyện, trước hết mình phải
thay đổi thái độ và phương pháp làm cha mẹ của chính mình”
. Như vậy,
những người này xác định rõ rằng họ phải chịu trách nhiệm cho mọi kết quả
tốt xấu. Bù lại, khi nắm lấy quyền chủ động, họ có khả năng xoay chuyển
tình thế.
Hãy lấy ví dụ về một cậu bé không muốn về nhà sau giờ tan trường.
Thay vào đó, cậu thường la cà với bạn bè cả ngày, có hôm đến tận tối mịt.
Khi cha mẹ nhắc nhở cậu học bài, cậu tỏ ra khó chịu. Khi họ bảo cậu dọn
phòng, cậu miễn cưỡng làm qua loa cho xong chuyện. Nhưng mỗi khi bạn
bè nhờ cậu giúp việc gì, thì cậu tận tình hết sức. Chúng ta hãy xem cách mà
hai kiểu cha mẹ khác nhau giải quyết cùng một tình huống này như thế nào
nhé.
1) Cha mẹ có quan niệm mình là “nạn nhân”
Những người làm cha mẹ có quan niệm mình là nạn nhân sẽ “chĩa mũi
dùi” vào mọi lỗi lầm của cậu bé, đổ lỗi cho cậu, trách cứ bạn bè cậu và có
nhu cầu than phiền với bất kỳ ai chịu lắng nghe họ.
“Con tôi bị gì không
biết nữa”. “Thằng bé có thái độ không chấp nhận được”. “Nó ấy à, lười
biếng kinh khủng”. “Nó chỉ nghe theo mấy đứa bạn ngu ngốc của nó thôi”.
Dĩ nhiên, nếu bạn có một đứa con như vậy thì việc bạn giận dữ và thất
vọng cũng là điều chính đáng. Không gì có thể biện minh cho hành động