một ký ức tồi tệ nào đó. Có rất nhiều bé từng sợ hãi khi bị nghẹn,
bị đầy bụng khó tiêu nghiêm trọng khi ăn thứ gì đó nên hiện tại
khi ăn, bé không dám nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Tuy nhiên
bố mẹ lại không biết tới điều đó. Với bố mẹ, đó chỉ là chuyện vặt
vãnh nhưng với trẻ, đây lại là một cú sốc lớn.
Thứ tư, trẻ bị “kỳ vọng quá mức”. Con chỉ ăn được mức đó, con
cũng không còi cọc nhưng bố mẹ lại cứ chăm chăm nhồi nhét con
ăn nhiều hơn. Đặc biệt, ông bà hay có khuynh hướng này. Vì
muốn nhìn cháu ăn nhiều nên ông bà hay chuẩn bị đồ ăn vặt dẫn
tới bé luôn lưng lửng bụng, không có cảm giác thèm ăn khi vào
bữa chính.
Chúng ta phân loại thành các trường hợp như trên để từ đó áp
dụng phương pháp xử trí phù hợp.
Đối với các bé “quá hiếu động”, bé thường dễ bị phân tán tư tưởng
do đó bạn hãy lưu ý không để bé bị phân tâm trong khi ăn, yêu
cầu bé ngồi ăn tập trung tại chỗ mà không chạy đi nơi khác. Cũng
không nên bày các đồ vật có nguy cơ cản trở bữa ăn của bé. Không
để bé vừa ăn vừa xem tivi.
Đối với các bé “quá nhạy cảm”, bố mẹ nên khích lệ để bé có thể từ
từ làm quen với các cảm giác mới. Dành thời gian và cơ hội để để
bé từ từ quen với các nguyên liệu thực phẩm mới, tạo không khi
ăn uống vui vẻ, ngon miệng khi bé ăn thử món mới. Khi bé bị kích
thích đối với món ăn trong miệng hoặc quá nhạy cảm khi thức ăn
qua cổ họng mà không dám nuốt, bố mẹ có thể dùng băng gạc
quấn quanh ngón tay và ấn nhẹ vào lưỡi bé để giảm bớt cảm giác
khó chịu cho bé. Trong trường hợp quá nghiêm trọng, bố mẹ cần
nhờ tới sự can thiệp chuyên môn.
Đối với các bé bị “tổn thương tâm lý”, bố mẹ cần tạo nhiều cơ hội
để con nói về sự việc đã để lại cú sốc cho con. Hãy tỏ ra đồng cảm
khi con kể lại và luôn lưu ý đề phòng trước để không lặp lại tình
huống tương tự.
Cuối cùng là các bé bị “kỳ vọng quá mức”, điều quan trọng là bố
mẹ cần tìm hiểu chính xác quá trình phát triển của trẻ và lượng
thức ăn bổ sung tương ứng. Gần đây, xuất hiện tình trạng trẻ bị
thừa dinh dưỡng nhiều hơn là trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì khi
112