cũng đã trách mắng bé khá nhiều nhưng bé vẫn không thay đổi,
điều này cho thấy khả năng kiểm soát nhu cầu của bé không ổn
định. Nếu vậy ta phải nuôi dưỡng, củng cố khả năng này. Bé phải
hình thành sức mạnh kiềm chế việc nói dối từ bên trong, khi
muốn nói dối thì tự ngăn bản thân vì nói dối là xấu, khi muốn
mua đồ thì tự ngăn ý nghĩ đó lại vì món đồ không thực sự cần
thiết. Ngay từ bây giờ bố mẹ nên giúp con trau dồi năng lực kiểm
soát bản thân một cách có kế hoạch. Tất nhiên điều này không thể
hoàn thành trong ngày một ngày hai mà cần rất nhiều nỗ lực.
***
Đầu tiên, bố mẹ cần giữ thái độ nhất quán, đồng ý với những yêu
cầu có thể chấp nhận được và kiên quyết từ chối những đòi hỏi
quá mức. Nếu bố mẹ lúc thế này lúc thế khác, trẻ sẽ khó có thể
nuôi dưỡng năng lực tự kiểm soát. Lúc đầu khi không thể có được
thứ mong muốn, bé sẽ rất buồn nhưng trải qua vài lần như vậy bé
sẽ hình thành khả năng chịu đựng, kiềm chế.
Hãy giải thích đầy đủ với con về lý do không thể mua cho con
món đồ con mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình đó không
được nổi giận hoặc bực bội. Khi thấy bố mẹ phản ứng bằng cảm
xúc bé sẽ cho rằng bố mẹ ghét mình và trở nên lo lắng. Các bé
trong trạng thái bất an sẽ càng muốn chắc chắn về tình yêu
thương của bố mẹ và lại tiếp tục đòi hỏi. Bố mẹ đừng trách mắng,
rầy la rằng con quá đòi hỏi.
Môi trường hoàn cảnh cũng là một yếu tố quan trọng. Bố mẹ
không nên đưa con đến những nơi có tính kích thích mạnh mẽ
như siêu thị cho tới khi năng lực kiểm soát của con được phát
triển đầy đủ. Nếu cần đi mua sắm, chỉ để bố hoặc mẹ đi mua,
người còn lại sẽ trông con.
Hãy lập nguyên tắc mua đồ cho trẻ. Bố mẹ quy định 1, 2 ngày
trong tháng là ngày đưa con đi mua đồ chơi và yêu cầu con ghi lại
món đồ sẽ mua. Chụp lại món đồ con muốn mua bằng máy ảnh
trên điện thoại cũng là cách hay. Đến ngày đi mua đồ, bố mẹ để
con quyết định thứ sẽ mua trong danh mục hoặc trong số các bức
ảnh đã chụp và mua cho con. Trong quá trình chờ đợi đến ngày đi
mua, con sẽ tự phán đoán được mình có thực sự muốn mua món
134