đồ đó hay không và từ đó trau dồi năng lực kiểm soát nhu cầu
hoặc ham muốn bộc phát.
Sử dụng đồng hồ hẹn giờ để nâng cao năng lực kiềm chế bản thân
cho trẻ cũng là một cách hiệu quả. Khi trẻ yêu cầu gì đó, đối với trẻ
nhỏ, bố mẹ nói sẽ mua sau 10 giây, 30 giây và đặt đồng hồ. Đối với
các bé tiểu học, bố mẹ có thể đặt vài phút. Dần dần bố mẹ tăng
thời gian chờ đợi này lên. Điều lưu ý là bố mẹ cần đưa ra khoảng
thời gian trong khả năng bé có thể đếm được, đợi được. Nếu phải
chờ đợi quá lâu, trẻ chỉ bực bội mà không thể tăng khả năng chịu
đựng. Bé chỉ có thể làm theo chỉ dẫn của bố mẹ khi cảm thấy
mình có thể chịu được. Cảm thấy sẽ đạt được thành công khi làm
theo cách thức của bố mẹ thì trẻ sẽ càng hào hứng, nhiệt tình thực
hiện hơn nữa.
Khi nhận thấy năng lực kiểm soát của con có tiến bộ từng bước
thông qua rèn luyện, bố mẹ có thể vẽ lại bằng dạng đồ thị dễ hiểu.
Trẻ sẽ càng có động lực để cố gắng hơn. Bố mẹ cũng có thể dành
cho con những phần thưởng khích lệ như sticker khen ngợi… Khi
tự nhận ra khả năng kiểm soát của mình đang tăng lên, trẻ sẽ
càng cố gắng chăm chỉ rèn luyện sức chịu đựng hơn nữa.
Câu hỏi phụ: Phải làm gì khi con thường xuyên lăn đùng ăn vạ ở giữa
siêu thị?
…
Bố mẹ không thể làm theo đòi hỏi của con, cũng khó để thỏa hiệp
được ở một mức độ hợp lý. Nói như vậy không có nghĩa là bố mẹ
nên chuyển sang quát mắng. Bố mẹ phải đợi cho tới khi bé tự bình
tĩnh trở lại và chuyện chịu đựng ở bên cạnh một đứa trẻ đang
khóc cũng không hề dễ dàng gì. Có ý kiến cho rằng nên đưa trẻ
đến một nơi ít người như cầu thang chẳng hạn, nhưng khi trẻ đã
lớn hơn, nặng hơn thì sẽ rất khó để bế trẻ đi chỗ khác. Ngoài ra
còn những hàng hóa đã mua thì phải làm sao.
Tôi đã từng thấy trên tài liệu nuôi dạy con ở nước ngoài có đề cập
một phương pháp như sau: Trước khi đi siêu thị cùng con, bố mẹ
chuẩn bị một biển hiệu có kích cỡ bằng tờ giấy A4 đề dòng chữ
“Con tôi đang ăn vạ. Xin hãy thông cảm trong vài phút”. Khi trẻ
bắt đầu ăn vạ, mẹ sẽ giơ tấm biển đó lên và đứng bên cạnh con.
135