Trẻ chắc chắn sẽ hốt hoảng khi thấy mẹ làm như vậy. Ban đầu con
sẽ khóc to nhưng sau đó vì xấu hổ sẽ chủ động đi trước để tránh ra
nơi khác. Đây là một cách hay đối với các bà mẹ không thể bế con
đến một nơi ít người qua lại. Tất nhiên tôi nghĩ rằng sẽ không có
nhiều bà mẹ ở nước ta dám giơ cao biển hiệu như vậy.
Theo tôi, sẽ thật tuyệt vời nếu các địa điểm như siêu thị chuẩn bị
sẵn các biển báo như “Con tôi đang không thể điều khiển cảm xúc.
Vui lòng thông cảm trong vài phút”, “Con tôi đang rèn luyện để
thoát khỏi tính xấu ăn vạ” và cho các bà mẹ mượn. Các bố mẹ
đang nuôi con cùng độ tuổi đó phần lớn đều sẽ thông cảm với
hoàn cảnh này và đi qua mà không để lại ánh mắt giễu cợt và tùy
trường hợp cũng sẽ có người giúp nói với bé rằng “Bé ăn vạ thế là
không được”. Điều đó cũng giúp bé nhanh chóng học được cách
kiềm chế cảm xúc. Nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ đang ăn vạ ở
siêu thị, thay vì than phiền “Bố mẹ phải làm gì đó đi chứ” thì bạn
hãy nói với bố mẹ bé rằng “Bố mẹ cố gắng lên, phải giúp con từ bỏ
tính ăn vạ”. Nghe thấy những lời này, trẻ sẽ nhanh chóng ngừng
khóc.
Tất nhiên chuyện này chẳng khác nào viễn cảnh trong mơ, đối với
những bé hay lăn lộn ăn vạ ở siêu thị, trước mắt bố mẹ không nên
đưa bé đến siêu thị. Đây là cách giải quyết thực tế nhất. Nếu bất
đắc dĩ phải đưa bé cùng đến siêu thị, trước tiên bố mẹ để cho bé
ôm một đồ chơi nào đó. Trẻ con vốn dĩ khá tinh ranh. Bé sẽ muốn
có ngay nhiều thứ mình thích thay vì phải đợi đến cuối ngày. Chỉ
cần dúi một đồ chơi nào đó vào tay bé, bé sẽ tập trung chơi đồ chơi
và bố mẹ có thể rảnh rang mua sắm. Trong trường hợp phải rèn
luyện năng lực kiểm soát bản thân cho con, bố mẹ có thể hứa mua
cho con một món đồ nào đó nếu con chờ đợi được. Tuy nhiên cần
phải nhớ rằng, ngay cả trong trường hợp này, bố mẹ cũng nên
thỏa thuận với con một khoảng thời gian vừa phải trong phạm vi
chịu đựng của trẻ.
136