CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 188

Những nỗi sợ hãi, bất an sẽ gia tăng đôi chút khi bé bắt đầu vào
cấp 1. Ở thời điểm này, trí tưởng tượng của bé đã bắt đầu phát
triển, bé có thể hình dung cụ thể hơn về những nỗi sợ hãi. Tuy
nhiên, bé lại chưa biết nhiều cách ứng phó nên những lo sợ càng
nhiều hơn. Vì vậy, kẻ gieo rắc tâm lý lo sợ cho bé có tên là “chứng
sợ hãi” sẽ xuất hiện nhiều nhất trong khoảng thời gian từ năm lớp
2 đến lớp 4 và giảm dần từ thời điểm hết lớp 5 trở đi.

Việc trẻ có cảm giác sợ hãi là điều hết sức phổ biến, chính vì vậy
bố mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Điều quan trọng nhất chính
là thái độ của bố mẹ. Trong tình trạng bất an, nếu trẻ luôn được
thấy sự ổn định, bình thản của bố mẹ thì dần dần nỗi sợ hãi trong
trẻ cũng theo thời gian mà giảm bớt. Mặc dù con có sợ hãi điều gì
đó nhưng nếu thấy bố mẹ vẫn vui vẻ, bình thường thì trẻ sẽ cảm
thấy an tâm rằng: À, mình cũng sẽ có thể vượt qua được.

Ngược lại, nếu trẻ thấy bố mẹ cũng đứng ngồi không yên thì vấn
đề sẽ càng bị thổi phồng hơn. Nếu bố mẹ hối thúc con bằng vẻ lo
sợ tràn đầy trên gương mặt rằng: “Con phải cẩn thận đấy. Nếu
chyện đó xảy ra thì con phải chạy thật nhanh về nhà” thì chắc
chắn con sẽ nghĩ rằng vậy là chuyện nghiêm trọng thực sự sẽ có
thể xảy ra.

Thêm nữa, nếu mẹ thực sự bất an mà lại nhắc con đừng lo lắng thì
cũng không hay chút nào. Bởi lẽ bé sẽ phát hiện ra ngay rằng mẹ
đang “nói một đằng nghĩ một nẻo”. Bé sẽ cho rằng đến mức mẹ
phải nói dối như vậy thì chắc chắn là sắp xảy ra chuyện gì đó rồi.

Hãy công nhận với bé rằng ai cũng có thể có tâm lý lo sợ và nghe
con nói xem con sợ điều gì nhất. Đừng tỏ ra hoang mang trước lời
nói của con, đừng đánh giá và hãy từ bỏ tâm lý muốn mau chóng
sửa đổi con, bạn chỉ nên bình tĩnh nghe con nói mà thôi. Hãy giúp
con sắp xếp lại những suy nghĩ rối rắm và đồng cảm với tâm lý lo
sợ của con. Sau đó giúp con bình tĩnh bằng cách nói rằng nhiều
người có cách nhìn khác về vấn đề này. Đừng bắt con phải suy
nghĩ khác đi mà chỉ cần để con hiểu rằng cũng có cách nhìn khác
về việc con đang lo sợ. Điều quan trọng không phải là nói gì mà là
thái độ bình thản của mẹ. Khi thái độ đó truyền sang con, “ngấm”
vào con thì sẽ trở thành động lực để con có thể kiểm soát những

187

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.