CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 189

bất an trong lòng.

Nếu không phải là những nỗi sợ hãi vu vơ mà là tâm lý bất an
phải đối mặt với tai ương lớn thì cần có một cách tiếp cận khác đôi
chút. Ở đây, ta phải giúp bé đối mặt với nỗi lo sợ mang tính thực
tế. Một số bố mẹ, khi thấy con đang lo sợ thì cho con chơi đồ chơi,
chơi game để đánh lạc hướng sự chú ý của con. Điều này giúp con
quên đi nỗi sợ hãi. Tuy nhiên đây không phải phương pháp đúng
đắn và thậm chí có thể khiến cho nỗi sợ hãi trở thành mãn tính.

Vậy nên dù bạn cứ lặp đi lặp lại với bé rằng không sao đâu, đừng lo
lắng thì cũng chẳng giúp ích được gì. Cũng tương tự như khi
người lớn chúng ta gặp phải chuyện nghiêm trọng nào đó thì dù
có được người khác an ủi những câu như vậy, tâm trạng của bạn
cũng đâu cải thiện chút nào. Thế nhưng chỉ cần người đó trao cơ
hội để ta được chia sẻ, lắng nghe câu chuyện của ta một cách tích
cực, ở bên cạnh an ủi thì ta lại thấy rất nhẹ nhõm. Khi trẻ lo sợ,
bạn hãy động viên con nói ra dù đó là vấn đề gì đi chăng nữa.

Có 4 nguyên tắc gọi là “Phương pháp an ủi 4 T” để động viên bé.
Tên gọi của phương pháp này được bắt đầu bởi 4 chữ T nên rất dễ
nhớ. Bố mẹ hãy ghi nhớ lại và áp dụng vào hoàn cảnh phù hợp
nhé.

Thứ nhất, Talk, “trò chuyện”. Điều quan trọng hơn cả là trò
chuyện, chia sẻ với con thật nhiều. Khi có chuyện không tốt xảy
ra, có nhiều trường hợp bố mẹ tìm cách để con không nhắc tới
chuyện đó nữa, nhưng càng là chuyện lớn thì càng nên để bé chia
sẻ sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Tuy nhiên chú ý là người nghe luôn
phải ở trong trạng thái ổn định và khi con không thích nói thì
cũng không nên ép buộc con. Ép con nói sẽ chẳng mang lại lợi ích
nào. Tốt nhất là bố mẹ cho con thấy rằng bố mẹ lúc nào cũng sẵn
sàng nghe con trò chuyện ở bất kỳ thời điểm nào.

Thứ hai, Touch, “tiếp xúc”. Để con cảm thấy yên lòng, bố mẹ có
thể vỗ vai con, nắm tay con. Hoặc bố mẹ hãy thường xuyên ôm
con thật nhiều. Niềm an ủi lớn nhất đó là bố mẹ không rời xa mà
luôn ở bên cạnh con. Nếu phải xa con một lúc, hãy nói cho con
biết mình đi đâu và chỉ cho con cách để liên lạc được với mình.

Thứ ba, Tears, “khóc”. Khi trẻ buồn bã và khóc, cách an ủi tốt nhất

188

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.