CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 194

điểm này, trí tưởng tượng của bé đã ở mức cao hơn vì vậy những
thứ đáng sợ như người ngoài hành tinh, ma quỷ, quái vật bắt đầu
có hình thù rõ ràng cùng với những câu chuyện kéo dài hơn, nên
nỗi sợ hãi của bé trở nên rõ nét như đang xem một bộ phim kinh
dị.

Ác mộng phản ánh những bất an hoặc những xung đột bé đã trải
qua vào ban ngày. Những xung đột hay bất an kiểu này sẽ không
dễ dàng biến mất ngay mà tiếp tục tồn tại trong một khoảng thời
gian. Khi còn nhỏ cho tới lúc trưởng thành, sẽ có nhiều lúc nỗi bất
an, sợ hãi trong bé lên cao độ. Ở thời kỳ này, ác mộng sẽ thường
xuyên xuất hiện. Khi đó những nỗi sợ hãi, lo lắng bé gặp phải về
cơ bản là một phần mà bé phải vượt qua trong quá trình trưởng
thành của mình. Tuy nhiên nếu ác mộng quá nghiêm trọng sẽ
khiến bé sợ ngủ và không thể ngủ sâu giấc. Cũng có thể là vào
ngày hôm sau bé vẫn nhớ tới ác mộng và điều đó có thể ảnh
hưởng tới hoạt động ban ngày của bé. Do đó, khi bé gặp phải căng
thẳng do những cơn ác mộng nghiêm trọng, bố mẹ phải giúp đỡ
để bé có thể vượt qua những cơn ác mộng này.

Cách tốt nhất để khắc phục nỗi sợ hãi là liên tục chia sẻ về nỗi sợ
hãi đó. Hãy động viên bé kể thật chi tiết về giấc mơ. Trong quá
trình bé kể, khi bé đã thể hiện được nỗi sợ hãi thành lời nói thì nỗi
sợ hãi trong bé sẽ vơi bớt khá nhiều. Đương nhiên mẹ phải nắm
tay con, đồng cảm sâu sắc với cảm xúc, tâm trạng của con thì nỗi
sợ hãi trong con mới được giải tỏa.

Một cách khác nữa là bạn hãy cùng bé kể lại những giấc mơ đẹp và
bổ sung thêm nhân vật vào đó. Hãy cho nhân vật hoạt hình yêu
thích của bé vào câu chuyện và đánh đuổi hết những kẻ xấu, quái
vật, tạo ra câu thần chú khiến mọi ma quỷ phải biến mất… bằng
cách này mẹ sẽ giúp con nuôi dưỡng trí tưởng tượng ứng phó mới
với cơn ác mộng. Sau khi trò chuyện về những cách ứng phó kiểu
này, bé sẽ thực sự có thể sử dụng các này trong giấc mơ. Có những
trường hợp vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách như vậy.

Điều quan trọng là bố mẹ và con cùng trò chuyện về cách vượt
qua khó khăn trở ngại. Bản thân việc chia sẻ lo lắng và tìm cách
giải quyết cùng bố mẹ sẽ giúp bé khắc phục nỗi sợ hãi và đây là

193

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.