CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 214

quả của việc này chỉ dừng lại ở giây phút ngắn ngủi mà không kéo
dài mãi. Mong mỏi cho cảm xúc của con tốt lên thật nhanh là điều
đương nhiên nhưng chính tâm lý nóng vội, muốn nhanh nhanh
chóng chóng giải quyết vấn đề, thoát khỏi tình trạng hiện tại của
bố mẹ có thể khiến cho tình trạng phức tạp hơn.

Món quà lớn nhất bố mẹ có thể dành cho con chính là thời gian.
Dấu hiệu cảnh báo, chính là chứng trầm cảm, đã được bật lên.
Nhân lúc này, bố mẹ càng phải nỗ lực để gần con thêm nữa. Bố mẹ
cần săn sóc, quan tâm để con có thể ổn định về mặt tình cảm. Nếu
bố mẹ ghi nhớ thật kỹ tín hiệu cảnh báo này thì tình cảm của con
sẽ có thể trở lại ổn định, mạnh mẽ như trước. Tuy nhiên, nếu bố
mẹ để mất cơ hội này và bỏ qua nó thì kết quả sẽ là cả con, cả bố
mẹ sẽ đều mệt mỏi cực độ trong thời gian dài.

Câu hỏi phụ: Chứng trầm cảm ở trẻ, đối phó và phòng tránh thế nào?

Tôi xin giới thiệu 7 phương pháp sau để bố mẹ có thể thực hiện
ngay khi thấy khi con xuất hiện các triệu chứng trầm cảm:

1. Tăng thêm thời gian chơi với con.

2. Chăm chú nghe con nói và nhiệt tình hưởng ứng.

3. Hãy cùng con thực hiện các hoạt động chung.

4. Không nên ép buộc hoặc thúc ép con.

5. Tập thể dục đều đặn với con.

6. Thường xuyên tiếp xúc cơ thể với con.

7. Kiểm tra xem nguyên nhân chứng trầm cảm của con có liên
quan tới bố mẹ hay không.

Dưới đây là một số cách có thể phòng tránh chứng trầm cảm ở trẻ
em.

Thứ nhất, giúp con giữ thói quen thể dục đều đặn. Khác với trước
đây, hiện nay có nhiều trường hợp các bé ngồi dán vào bàn học cả
ngày. Vận động sẽ giúp não bộ tiết ra chất kháng trầm cảm tự
nhiên. Vì vậy những trường hợp trầm cảm nhẹ chỉ cần vận động
thể dục thể thao là có thể cải thiện. Gọi là vận động nhưng chúng

213

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.