tượng tốt, không phải cứ ngùn ngụt khí thế đã là tự tin. Đặc biệt
việc tôn trọng trẻ hoàn toàn không liên quan tới chuyện để mặc
trẻ thích làm gì, muốn làm gì thì làm. Tôn trọng trẻ đúng nghĩa là
dạy trẻ trở thành người có thể được mọi người tôn trọng. Tuy
nhiên, trong quá trình này, không được để trẻ bị tổn thương hoặc
coi thường trẻ. Dù có được mọi người tôn trọng nhưng lại không
được chính bố mẹ mình tôn trọng con thì con sẽ bị tổn thương
dẫn tới việc không thể biết tôn trọng, yêu thương bản thân đúng
nghĩa. Vậy nên, nếu bạn nuôi dạy con trở thành người khó có thể
được mọi người tôn trọng thì vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Lúc này, mẹ nhất định phải chia sẻ với con những lời như sau: “Mẹ
xin lỗi vì đã bỏ qua một số thứ đáng lẽ phải nói với con từ đầu.
Vốn dĩ khi con còn nhỏ mẹ cần dạy con rằng mình tôn trọng
người khác thì mới có thể được người khác tôn trọng lại nhưng
tiếc là mẹ lại bỏ quên điều đó. Khi mẹ còn nhỏ, mỗi lần muốn nói
gì là bà ngoại lại yêu cầu mẹ im lặng. Quá buồn về chuyện đó nên
mẹ đã mong con có thể nói ra tất cả những gì con muốn, nhưng
một điều vô cùng quan trọng thì mẹ lại quên không dạy con. Tuy
hơi muộn nhưng mẹ nhất định muốn dạy cho con”.
Sau khi gợi mở như vậy, mẹ cần dạy con cách giao tiếp với người
khác mềm mỏng hơn. Nhất định mẹ phải bắt đầu câu chuyện với
con bằng thái độ thành thực công nhận sai lầm của mình. Không
cần phải quá hạ thấp bản thân để nói rằng mình đã sai, chỉ cần
thừa nhận một cách chân thành với con rằng: “Mẹ vẫn còn thiếu
sót khi dạy con”.
Bằng cách chia sẻ nhẹ nhàng, mỗi lần xảy ra tình huống, mẹ sẽ
cùng con xem xét lại. Nếu tình huống đó, con thực sự đã sai, mẹ
hãy ghi lại nội dung tình huống và những lời con đã nói vào vở.
Đồng thời, mẹ gợi ý để con hiểu đối phương sẽ cảm thấy thế nào
khi nghe những lời nói của con và con nên nói thế nào để người
khác cảm thấy được tôn trọng. Con đã học cách nói “thẳng tuồn
tuột” từ khi còn nhỏ nên sẽ không thể thay đổi dễ dàng trong
ngày một, ngày hai. Dù vậy mẹ vẫn cần kiên trì chỉ ra cho con hiểu
rằng lời nói thiếu suy nghĩ có thể sẽ khiến người khác cảm thấy bị
tổn thương vì vậy phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đây
chính là đạo lý làm người.
245