CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 265

chuyện với con, mẹ sẽ tìm hiểu xem mối quan hệ bạn bè của con
có vấn đề gì phức tạp hơn không. Mặt khác, mẹ cũng nên bàn vấn
đề này với giáo viên chủ nhiệm của con. Khi chưa có đủ thông tin
mà can thiệp thì sự can thiệp này rất dễ trở thành thất bại. Bố mẹ
hãy bình tĩnh lại và tìm hiểu thêm thông tin.

Nếu thực sự bé bị bạn đơn phương ép buộc thì nhất định phải
chấn chỉnh ngay. Tuy nhiên, trong quá trình này, không được để
trẻ có cảm giác tự ti. “Con sợ cái gì mà để bạn bè ép buộc thế!
Không thấy xấu hổ à?”, “Ở tuổi con bố chẳng sợ đứa nào mà con
lại nhu nhược thế là sao!”. Cách nói kiểu này sẽ chỉ khiến bé mất
tự tin và giảm sút khả năng ứng phó tình huống.

Điều chúng ta nên làm là vực dậy sự tự tin, làm thế nào để trẻ có
lòng tin rằng mình có thể tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, không
phải bạn cứ phải nói với con bằng những lời tiêu cực là mục tiêu
này có thể đạt được. Hơn nữa, những lời phê phán sẽ chỉ khiến
con sau này càng không dám nói thật với bố mẹ. Nếu vậy bố mẹ sẽ
không thể ngăn chặn khi tình huống nguy hiểm xảy ra.

Đầu tiên hãy công nhận động cơ tích cực trong hành động của
con. Hãy nói với con rằng: “Con không muốn bạn khó chịu vì bị
mình từ chối nên con mới làm đúng không. Con đang cố chịu
đựng để chỉ có một mình con phải chịu sự bất tiện thôi đúng
không?”. Sau đó hãy nói với con rằng: “Nhưng mà chính con cũng
khó chịu và không biết nên làm thế nào phải không? Và con cũng
sợ bạn ấy sẽ quá đáng hơn đúng không nào?”. Nếu con nói rằng
mình không sợ thì hãy công nhận điều ấy, nếu con thừa nhận
mình có sợ thì hãy giúp con chia sẻ hết cảm xúc sợ hãi sau đó an
ủi rằng ai cũng có những lúc cảm thấy lo sợ.

Không ít trẻ cho rằng từ chối là hành động tiêu cực. Bởi lẽ bé học
được điều này từ mối quan hệ với cha mẹ. Nhưng mẹ cần giúp bé
hiểu rằng từ chối là hành động cực kỳ cần thiết, đối phương có thể
thuyết phục ta, nhưng khi ta không đồng ý thì người đó phải từ
bỏ ý định, đây chính là quy tắc sống trong xã hội của con người.
Phải nhấn mạnh thêm rằng con cũng phải ứng xử với người khác
như vậy.

Nếu trẻ thực sự lo sợ, bố mẹ nên trực tiếp giải quyết. Nhiều trường

264

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.