thường đeo tai nghe vào và bật bài hát ưa thích. Tôi nhận ra rằng
nếu mình nghe tiếng khóc của trẻ trong thời gian dài, lý trí sẽ bị
tê liệt nên tôi phải nghe nhạc để dù nhìn bé khóc vẫn có thể làm
giảm bớt ảnh hưởng của tiếng khóc tới bản thân mình.
Dù vậy tôi vẫn không thể không cố gắng chịu đựng. Bởi lẽ, nếu ta
đáp ứng đòi hỏi khi trẻ ăn vạ thì sau đó trẻ sẽ càng ăn vạ ghê gớm
hơn. Khi biết được rằng hành động của mình có hiệu quả, lần sau
bé sẽ lặp lại chiêu thức đó. Nếu bố mẹ không đáp ứng, bé sẽ tăng
mức độ ăn vạ lên cao hơn. Khi đó, dù bố mẹ có cố gắng chịu đựng
đến mấy thì rốt cuộc vẫn phải chịu khuất phục. Bố mẹ sẽ tặc lưỡi
“thôi kệ” một lần, hoặc đánh con nhưng lúc sau thấy hối hận lại
đáp ứng đòi hỏi của con. Dù ở trong trường hợp nào bé vẫn biết
chắc chắn rằng mình cứ ăn vạ thì bố mẹ sẽ phải chịu thua. Cứ như
vậy, ăn vạ sẽ trở thành màn kịch thường xuyên của bé.
***
Vậy phải làm thế nào? Đầu tiên, bố mẹ phải tìm hiểu vì sao bé lại
ăn vạ. Thứ nhất, có những việc bé không thể làm được nhưng lại
ngang bướng đòi tự làm. Thứ hai, tình huống ý kiến của bố mẹ và
con khác nhau nhưng lại không thể đi đến thỏa hiệp. Cuối cùng là
bé ăn vạ nhưng không rõ nguyên nhân do đâu. Lúc này, con ăn vạ
vì điều gì? Nhất định phải tìm ra điều đó. Có như vậy bố mẹ mới
có thể ứng phó với cơn ăn vạ của con. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu
kỹ hơn.
Thứ nhất là kiểu ăn vạ “để tự con làm”. Đây là kiểu ăn vạ trẻ dùng
khi muốn hoàn thành một việc nào đó mà không cần tới sự trợ
giúp của bố mẹ. Ví dụ đã đến lúc con phải cùng mẹ ra ngoài
nhưng con lại cứ ương bướng đòi tự đi giày một mình dù bản thân
không làm được. Vì là biểu hiện của nhu cầu phát triển, tự lập do
đó về mặt cơ bản, đây là loại “ăn vạ lành mạnh”.
Đối với các bé ăn vạ theo kiểu “chứng tỏ bản thân” thì bạn hãy cứ
để mặc bé. Tất nhiên có thể bố mẹ sẽ đau lòng khi thấy con cương
quyết đòi tự làm nhưng sau đó bị thương và động tác của con lại
lề mề nên bố mẹ bực bội. Thế nhưng quá trình bé thử nghiệm
nhiều điều chính là quá trình bé trưởng thành. Nếu không trải
qua quá trình nói trên bé sẽ không biết làm thế nào để tin tưởng
83