không được bố mẹ nuôi dưỡng một cách bình yên khi còn nhỏ.
Các bé này luôn muốn chắc chắn rằng bố mẹ, nhất là mẹ đang
đứng về phía mình. Để chắc chắn điều đó, bé dùng chiêu thức ăn
vạ nhằm thử thách sự kiên trì của bố mẹ. Nhưng vì bố mẹ cũng
chỉ là những người bình thường, không thể nhẫn nại chịu đựng
nên sẽ nổi nóng với con và do đó sự bất an của con càng tăng lên.
Đối với các bé này, bố mẹ cần nỗ lực để tăng cường quan hệ gắn bó
với con hơn nữa. Khi con ăn vạ, cho dù bố mẹ có quyết tâm đối xử
thật nhẹ nhàng với con thì cũng khó có thể yêu thương nổi khi
con cứ liên tục như vậy. Bố mẹ hãy dành thời gian chơi với con
nhiều hơn nữa, ở bên con nhiều hơn nữa những lúc con không
giận dỗi. Dần dần con sẽ tin tưởng bố mẹ hơn. Khi con giận dỗi, ăn
vạ, bố mẹ hãy nhẹ nhàng với con. Không cần thiết phải dỗ dành
con ngay. Không cần phải lo lắng có nên tiếp tục bỏ mặc con như
vậy không. Cứ thả lỏng và đối xử thoải mái với con. Có như vậy
con mới thay đổi. Tất nhiên việc này cần rất nhiều thời gian. Tuy
nhiên đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, chỉ cần bố mẹ kiên trì cố
gắng, chắc chắn con sẽ tiến bộ.
Câu hỏi phụ: Con tôi được 3 tuổi, mỗi khi giận dữ, cháu lại đập đầu
xuống đất
…
Bé đang ăn vạ. Bố mẹ có thể thông cảm cho tâm trạng buồn bực
của bé nhưng không được thỏa hiệp với tính ăn vạ đó. Không nên
quát mắng bé nhưng cũng không vì lo sợ bé sẽ bị làm sao mà đáp
ứng mọi yêu cầu của bé. Mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo rằng “Chắc
con buồn lắm nhỉ. Nhưng cách này không đúng đâu” và từ chối
yêu cầu của con. Mẹ cần chỉ cho con phương pháp đúng đắn. Ví
dụ, mẹ dạy con cách nhờ vả người khác như “Mẹ cho con cái này”,
“Con muốn cái kia”, và khi con yêu cầu bằng lời nói thì mẹ hãy
đáp ứng yêu cầu ấy, từ đó tạo thói quen mới cho con. Đối với các
yêu cầu vô lý, mẹ cần chỉ cho con cách điều chỉnh lời nói cho phù
hợp.
Nếu đập đầu xuống đất mà đau thì bé sẽ tự động từ bỏ thói quen
đó. Những người có khiếm khuyết về trí tuệ hoặc tự kỷ, có ngưỡng
thấp về cảm giác đau đớn thì họ sẽ lặp lại hành động có hại cho
85