vào chính bản thân. Phải tự mình thực hiện, đạt thành công thì
bé mới tự tin. Vì vậy, để thúc đẩy lòng tự trọng cho con, bố mẹ
nên tạo ra nhiều cơ hội cho con. Tuy nhiên khi số việc con đòi tự
làm tăng lên thì bố mẹ cần lưu ý đến vấn đề thời gian. Để con có
thể trực tiếp thử làm gì đó, bố mẹ nên chuẩn bị từ trước và cho
con thời gian phù hợp thì khi đó cả con, cả bố mẹ đều hài lòng.
Thứ hai là kiểu “ăn vạ khi khác ý kiến với bố mẹ”. Đó là trường
hợp con muốn nhưng bố mẹ không thể đáp ứng. Khi đó, bố mẹ
đừng quát mắng con rằng “Bố mẹ không làm được, đừng ăn vạ
nữa”. Bố mẹ phải chấp nhận rằng con cũng có quyền buồn bực và
an ủi con hoặc mặc kệ con. Đây chính là trường hợp phải sử dụng
“Phương pháp bỏ mặc” mà người ta thường nhắc tới.
Là con người, ai cũng có quyền được thất vọng. Khi thất vọng, nỗi
buồn sẽ ập tới. Khi con buồn, bố mẹ thường tìm mọi cách để
nhanh chóng khiến con hết buồn. Nhưng bạn không cần thiết
phải như vậy. Nỗi buồn là cái mà người ta phải thực sự cảm nhận
sâu sắc thì sau đó mới có thể nguôi ngoai. Bố mẹ hãy nhẹ nhàng
nói với con rằng: “Bố hiểu con đang rất buồn. Nhưng bố không thể
đáp ứng mọi thứ con muốn. Vì vậy bố cũng rất buồn. Nhưng nếu
chuyện gì cũng làm theo ý con thì sẽ khó có thể nuôi con thành
một người trưởng thành tuyệt vời được. Vì chúng ta đã cùng nhau
hứa rồi nên bố sẽ giữ lời hứa”. Bố mẹ hãy cứ để mặc cơn ăn vạ của
con và cho con thời gian, dần dần con sẽ tự hiểu ra và chấp nhận
hoàn cảnh.
Cuối cùng là kiểu “cái gì cũng ăn vạ”. Con khóc lóc vì những
chuyện nhỏ nhặt nhưng dù dỗ dành thế nào cũng không chịu
nguôi ngoai. Con sẽ bám lấy những lời dỗ dành của bố mẹ và càng
khóc lóc ghê gớm hơn. Bố mẹ thường nói một cách vô thức “Tóm
lại con muốn gì?”. Trường hợp này còn có tên gọi khác là “ăn vạ
giả vờ”, nghĩa là lý do chính khiến con ăn vạ lại khác với đòi hỏi bề
ngoài.
Các bé có tính cách như vậy cũng chẳng hề cảm thấy dễ chịu chút
nào. Lúc nào bé cũng bất an và không vừa lòng khi không được
đáp ứng yêu cầu. Trong lòng bé giận dữ nhưng lại không thể biểu
hiện thành lời và chuyển thành ăn vạ. Đa phần các bé như vậy
84