CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 175

Galston tự nhận mình là người tôn thờ con đường “trung đạo” của chủ

nghĩa xã hội Scandinavi, đã làm đúng như những tuyên bố của mình nỗ lực
kết nối hợp tác khoa học trong sự phân cực do chiến tranh lạnh. Những
chuyến đi của ông tới Trung Quốc và Việt Nam những năm 1970 đã tạo ra
được sự cộng tác giáo dục lâu dài giữa các nhà khoa học Mỹ và các đồng
nghiệp ở châu Á, vượt ra khỏi những tranh cãi về chiến tranh diệt cỏ.
Galston thích nói đùa rằng, chính ông chứ không phải Richard Nixon mới là
người Mỹ đầu tiên “mở cửa” Trung Quốc vào năm 1972. Trở về quê hương
ở New Haven, năm 1977 ông phát triển chương trình giảng dạy mới về “đạo
đức ngành sinh vật học” ở trường Đại học Yale. Cho tới giờ, khóa học nhập
môn của bộ môn này vẫn nằm trong các môn đông sinh viên nhất.

Năm 1964, khi các nhà khoa học lần đầu biết tới chiến dịch Ranch Hand,

ngay lập tức họ hiểu rằng quy mô chưa từng có của chương trình này - xét
về việc sử dụng hóa chất trong chiến tranh lẫn việc tiến hành chiến dịch như
như biến thể của hoạt động kiểm soát cỏ dại trong nông lâm nghiệp - sẽ
khiến các nhà khoa học phải đau đầu về những hậu quả sinh thái và dịch tễ
của chiến tranh diệt cỏ trong một thời gian dài, kể cả sau khi chiến tranh kết
thúc. Nhưng tới năm 1970, khi HAC trở về Mỹ, các nhà khoa học trong phái
đoàn và đồng nghiệp hiểu rằng họ cần phải thực hiện một nhiệm vụ cấp bách
hơn: dừng chiến dịch Ranch Hand và chiến tranh diệt cỏ vĩnh viễn. Để làm
được điều đó, các nhà khoa học phải thực sự dấn thân vào vũ đài chính trị,
đối mặt với chính quyền Nixon cũng như bộ máy Lầu Năm Góc, những
người dự định sử dụng chất độc da cam để giải quyết các xung đột sau này.
Các nhà khoa học hiểu rõ sứ mệnh mới mà họ đang đảm nhiệm và coi đó là
cơ hội để đền bù cho những vết thương trong chiến tranh Việt Nam trên đất
nước này lẫn quê hương của họ. Họ cũng bắt đầu nhìn nhận bản thân như
những người đóng vai trò quan trọng trong lịch sử, với cơ hội đặc biệt để
đưa “liên hợp quân sự- công nghiệp” của Mỹ phát triển theo chiều hướng tốt
hơn. Jeffrey Race, một giáo sư khoa học chính trị, đồng thời từng là sĩ quan
quân đội Mỹ, đã miêu tả tâm trạng của các nhà khoa học và tầm quan trọng
của họ rất thật- như những gì người ta đã tưởng tượng trong một xã hội sinh
thái-chính trị hàng trăm năm sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.