8
CHỐNG LẠI NGHỊ ĐỊNH THƯ
◄○►
Đ
iểm rơi thời gian ngẫu nhiên tạo điều kiện các nhà khoa học phản đối
kết thúc chiến tranh diệt cỏ mãi mãi. Các thành viên HAC và đồng nghiệp
của mình thấy tổng thống Richard M. Nixon như một đồng minh vô tình của
họ. Khi nỗ lực vận động phê chuẩn Nghị định thư Geneva 1925, ngài tổng
thống muốn phô trương năng lực lãnh đạo toàn cầu của Mỹ để chấm dứt sự
gia tăng của vũ khí sinh hóa học. Ngay sau khi trở về từ Việt Nam, các nhà
khoa học của HAC và đồng nghiệp đã đảo lộn những chính sách của Nixon
bằng cách chứng minh rằng chiến dịch Ranch Hand không khiến cho Mỹ trở
thành một cường quốc dẫn đầu, mà là một kẻ “bị ruồng bỏ”. Câu hỏi được
đặt ra là liệu chiến tranh diệt cỏ có phải cuộc chiến hóa học gây hại cho con
người hay không, và do đó, có bị cấm theo Nghị định thư Geneva hay
không.
Chính quyền Nixon chỉ lo chăm bẵm những mưu đồ chính trị to tát của
Đại Cường Quốc mà khinh thường sự phản đối trong nước. Lúc đầu họ
không để tâm đến vấn đề này bởi cho rằng các chính quyền tiền nhiệm đã
coi chiến tranh diệt cỏ nằm ngoài phạm vi cấm của luật quốc tế, bao gồm cả
nghị định thư. Nixon và các cố vấn ngạc nhiên khi các nhà khoa học chỉ
trích cơ sở lập luận tách bạch vũ khí diệt thực vật và vũ khí gây hại cho con
người của chính phủ. Arthur Galston và các đồng sự của mình thuyết phục
SCFR đồng cảm với họ rằng chất hủy diệt sinh thái vi phạm cả ngữ nghĩa
lẫn tinh thần của Nghị định thư Geneva. Để có được sự phê chuẩn từ
Thượng nghị viện, Mỹ phải đưa ra chính sách từ bỏ sử dụng thuốc diệt cỏ
trong chiến tranh.