CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 179

cuối cuộc cạnh tranh siêu cường, và việc chủ động giải trừ quân bị của
Nixon cho thấy khả năng hạn chế của Mỹ trong việc ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản ở nước ngoài; Mỹ đã chấp nhận một sự thật là thỏa hiệp sẽ an toàn
hơn thách thức sức mạnh chiến lược và chính trị của Mátxcơva trên vũ đài
quốc tế. Vì vậy cuộc chiến tranh lạnh sẽ vẫn tiếp diễn, nhưng sẽ không phải
ở mức độ có thể gây ra chiến tranh hạt nhân.

Vào ngày 25 tháng Mười Một năm 1969, ngài tổng thống đưa ra một

tuyên bố có ảnh hưởng sâu rộng về chính sách chiến tranh sinh hóa học của
Mỹ, chủ yếu dựa vào phân tích của các cơ quan (lần đầu được thực hiện
trong vòng 50 năm đó), bao gồm NSC, Bộ Ngoại giao và Quốc phòng, Cơ
quan giải trừ quân bị và quản lý vũ khí (ACDA). Nixon tái khẳng định chính
sách lâu dài rằng Mỹ sẽ không là quốc gia đầu tiên dùng vũ khí hóa học
trong chiến tranh, nhưng ông cũng cam kết sử dụng vũ khí hóa học để trả
đũa (và do đó, cũng để ngăn chặn). Nhắc tới “hậu quả to lớn, khôn lường và
có thể ra vượt ra ngoài sự kiểm soát” của vũ khí hóa học, ngài tổng thống từ
bỏ tất cả các hình thức chiến tranh sinh học và chỉ đạo Bộ Quốc phòng chấm
dứt chương trình tấn công bằng vi khuẩn. Cuối cùng, ông hứa sẽ trình Nghị
định Geneva 1925 lên Thượng nghị viện xin phê chuẩn. Nhà Trắng coi Nghị
định thư Geneva như một đỉnh cao chính trị và chiến lược để chủ động giải
trừ quân bị, bởi đó là hiệp ước quốc tế hàng đầu cấm việc sử dụng vũ khí
hóa học và sinh học trong chiến tranh. Với những thay đổi chính sách táo
bạo trong lĩnh vực giải trừ vũ khí hạt nhân và sinh hóa học, chính quyền
Nixon hy vọng có thể thiết lập một ban lãnh đạo có tư cách là cơ quan quyền
lực duy nhất có thẩm quyền để giải thích Nghị định thư Geneva. Nixon tìm
cách đưa việc phê chuẩn của cơ quan này thành một biểu tượng của sự lãnh
đạo của Mỹ đối với hòa bình và an ninh toàn cầu.

Nixon không ngờ rằng khi tái đệ trình nghị định này để phê duyệt, ông đã

tạo ra một cuộc trưng cầu trong Quốc hội đối với chính sách của Mỹ về
chiến tranh hóa chất và sinh học, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt cỏ
cho mục đích quân sự ở Việt Nam. Những bức thư gửi tới Nhà Trắng ca
ngợi sáng kiến này của Nixon, đồng thời thúc giục ông đưa thuốc diệt cỏ
vào danh sách hóa chất cấm theo nghị định Geneva. Một số nhà quan sát cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.