CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 212

hành động thù địch nào khác” của Mỹ, được đưa ra ký kết tại Geneva vào
ngày 18 tháng Năm năm 1977.

Đa số các quốc gia trên thế giới đều kí kết hiệp ước này. Mặc dù có nhà

khoa học từng tham gia phản đối thuốc diệt cỏ chỉ trích rằng ENMOD, tức
khái niệm “kĩ thuật biến đổi môi trường”, có quá nhiều sơ hở, không thể
khống chế và kiểm soát nghiêm ngặt sự tuân thủ, nhưng rõ ràng nhờ vào
Nghị định Geneva, hội nghị Stockholm hay một hiệp ước được thiết kế một
cách cụ thể nhằm ngăn chặn phá hủy môi trường trong giai đoạn chiến tranh
(hay sự kết hợp của cả 3) mà không một quốc gia lớn nào khởi động chiến
dịch nhằm làm hại môi trường một cách có hệ thống và có tính toán trong
suốt giai đoạn chiến tranh.

Ngoại lệ lớn nhất của chuẩn mực quốc tế này là sự phá hủy các vùng đầm

lầy phía nam Iraq của Saddam Hussein trong những năm sau chiến tranh
Vùng Vịnh Ba Tư. Chính sách của những người thuộc Đảng Xã hội phục
hưng A-rập (BAATH) về việc xây đập thượng nguồn của các con sông
Tigris và Euphrates đã tàn phá một cách có chủ ý nếp sống cổ xưa của người
Marsh Arabs (người A-rập đầm lầy), phần lớn trong số họ là người Hồi giáo
dòng Shia mong muốn có quyền tự trị lớn hơn từ Saddam sau khi quân đội
của ông bị đánh đuổi bởi lực lượng liên quân trong chiến dịch “Bão táp sa
mạc”. Chiến tranh chống lại người Marsh Arabs và những vùng đất tổ tiên
của họ đã được công nhận trong các tài liệu pháp lí như một hành động diệt
chủng môi trường và là sự vi phạm những điều khoản của hiệp ước
ENMOD. Điều đáng chú ý là, chúng ta nhận thấy Saddam Hussein, thủ
phạm chính của chiến tranh môi trường kể từ sau chiến tranh Việt Nam
cũng, có thể, là người vi phạm nhiều nhất những chuẩn mực quốc tế nói
chung trong thời gian gần đây. Một điều đáng chú ý không kém là Chương
trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã dẫn đầu những nỗ lực
quốc tế nhằm lôi kéo sự quan tâm của thế giới đến tình cảnh khó khăn của
người Marsh Arabs và khu vực sống của họ.

Cuối cùng, nhìn vào những gì được xem như là nhân tố môi trường trong

nỗ lực không ngừng của Washington nhằm xóa bay “hội chứng Việt Nam”
dù dưới bất kì hình thức nào, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.