CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 211

Người ta không thể đo lường chính xác được những ảnh hưởng của các

nhà khoa học liên quan tới vấn đề hủy diệt môi trường và ứng xử quốc tế.
Dù vậy khó mà bỏ qua công lao của họ trong việc gạt bỏ chiến tranh diệt cỏ
trong xung đột quốc tế thời kì hậu (chiến tranh) Việt Nam. Những nỗ lực của
các nhà khoa học đã kết hợp nghị định Geneva và chương trình môi trường
của Liên Hiệp Quốc (UNEP) lại thành cú đấm liên hoàn. Ở Washington họ
đã buộc các chính sách của chính phủ phải tuân thủ theo một hiệp ước quốc
tế dựa trên lý lẽ liên quan đến môi trường hơn là pháp lý; ở Stockholm, họ
đã đối đầu và vô hiệu hóa những gì được họ coi là nỗ lực hèn nhát của Hoa
Kì nhằm kiểm duyệt tất cả những tài liệu tham khảo có liên quan đến chiến
tranh diệt cỏ ở Việt Nam - một chiến dịch thời chiến có ảnh hưởng ấn tượng
nhất, giao thoa giữa vấn đề môi trường và quốc tế trong thời hiện đại.

Tuy nhiên, chiến thắng của các nhà khoa học vẫn có ý nghĩa khi một cơ

chế quốc tế nhằm kết hợp những điều cấm trong hiệp ước với phạm vi một
thỏa thuận quốc tế được tạo thành. Điều đó có nghĩa là, kể cả nghị định
Geneva cũng như hội nghị Stockholm đều không được thiết kế đặc biệt
nhằm hoàn thiện mục tiêu cơ bản của các nhà khoa học: ngăn chặn sự phá
hủy môi trường có chủ đích trong chiến tranh. Thuốc diệt cỏ có giá rẻ và rất
sẵn, nhưng các nhà khoa học đã nhận ra rằng những bộ luật hướng tới việc
cấm chiến tranh diệt cỏ một cách quá cụ thể chỉ kích thích “tổ hợp quân sự-
công nghiệp” tại Mỹ cũng như tại những nơi khác phát triển những phương
tiện công nghệ khác để đạt được cùng một mục đích. Dấu hiệu đầu tiên của
một giải pháp hoàn thiện hơn cho những nỗ lực của các nhà khoa học đã đến
vào năm 1974, khi Mỹ và Liên Xô nhận ra cơ hội cùng tuyên bố tự nguyện
hạn chế chiến tranh môi trường. Tại thời điểm đó, tổng thống Ford đã sẵn
sàng để tuyên bố từ bỏ chiến tranh diệt cỏ; vậy một thuật ngữ mang nghĩa
chung hơn là “chiến tranh môi trường” rõ ràng sẽ đặt thuốc diệt cỏ trong
vùng hạn chế của một hiệp ước tương lai mà không cần trực tiếp công nhận
rằng, chính mong muốn ngăn chặn hành động hủy diệt sinh thái trong tương
lai là động lực xây dựng hiệp ước như vậy.

Thỏa thuận này cuối cùng đã được chuyển thành “Công ước về việc cấm

sử dụng các kĩ thuật biến đổi môi trường cho mục đích quân sự hay bất kì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.