CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 209

của Palme là một hành động “chính trị hóa cuộc thảo luận về môi trường
một cách vô cớ” và đe dọa rằng đại biểu của Mỹ sẽ rút khỏi hội nghị. Ngày
tiếp theo, đoàn đại biểu của Trung Quốc tiếp tục thêm vào những nhận xét
của Palme. Theo như một bức điện tín của Bộ ngoại giao, đại biểu nước này
đã phản đối, cho rằng không có lý do chính đáng nào cho việc loại bỏ hồ sơ
về các chính sách “gây nhiễm độc môi trường Việt Nam” của Mỹ khỏi tài
liệu chính thức của hội nghị. Bất kể có “lý do chính đáng” hay không, Mỹ
cũng đã cố gắng gạt được những vấn đề về Việt Nam ra khỏi hồ sơ.

Những người gièm pha UNEP thì coi việc tổ chức này loại nạn hủy diệt

sinh thái ra khỏi hội nghị là một bằng chứng cho thấy những người tổ chức
hội nghị Stockholm chỉ muốn diễn một màn kịch khéo, thay vì giải quyết
các vấn đề nổi cộm vào lúc đó. Nếu chấp nhận việc Russell Train phản đối
“chính trị hóa” các vấn đề môi trường là hợp lý, thì mọi tranh luận trọng yếu
khác trong chương trình của UNEP đều không hợp để bàn tới. Cụ thể hơn,
Điều 21 của Tuyên bố Stockholm (biên bản tóm tắt diễn tiến hội nghị) chỉ ra
rằng “các quốc gia có chủ quyền được quyền khai thác tài nguyên của nước
mình, tuân theo các chính sách môi trường của riêng nước đó, miễn là hoạt
động nằm trong tầm kiểm soát của họ không gây ảnh hưởng tới môi trường
của các nước khác”. Một nhà phê bình đã đưa ra nhận xét về Điều 21: “Tóm
lại, các nước thành viên đồng ý hợp tác, nhưng họ muốn làm rõ rằng sự hợp
tác này không xâm phạm tới các quyền quyết định của họ”. Một đánh giá
khác thậm chí còn thẳng thừng nêu ra rằng ngoài những lời khoa trương của
tổng thư ký ra, không có ý kiến nào trong UNEP thực sự cho rằng vấn đề
môi trường không còn là vấn đề quốc gia - mặc dù tinh thần nền tảng của
UNEP coi lối suy nghĩ như thế là lỗi thời, thậm chí nguy hiểm.

Tuy vậy, quy luật của những hậu quả không lường trước - như trường hợp

của chính quyền Nixon và việc họ tính sai về tầm quan trọng của những
tranh cãi về thuốc diệt cỏ - đã mang lại những kết quả thú vị nhất tại hội
nghị. Thực tế có hai hội nghị được tổ chức song song ở Stockholm: một là
dưới sự bảo trợ chính thức của Liên Hiệp Quốc, và một hội nghị huyên náo
hơn ở các con phố và công viên gần đó. Một số người có mặt đã khéo đặt
tên hội nghị thứ cấp này là “Woodstockholm”. Sự kiện này xứng với tên gọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.