hành động bây giờ nhằm tránh những nguy hiểm chưa xảy ra cho thế hệ kế
tiếp hoặc xa hơn nữa, nhưng vẫn chực chờ ở đời con hoặc cháu chúng ta,
một khi chúng đã trở thành những mối đe dọa gần kề thì vô phương cứu vãn.
Những vấn đề này liên quan đến quan hệ nhân quả, bị tách rời khỏi các ưu
tiên cấp thiết và tức thời. Việc giải quyết các vấn đề này đòi hỏi đòi hỏi một
ý chí chính trị được khai sáng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người từ
những dân tộc và quốc gia trên thế giới…
Trong tháng sáu năm 1972, Stockholm đã tổ chức Hội nghị thường niên
đầu tiên của Liên Hiệp Quốc về Môi trường Con Người. Vai trò trung tâm
của Thụy Điển trong việc xây dựng UNEP cũng như điều hành nó và mối
quan hệ căng thẳng giữa Thụy Điển và Mỹ về vấn đề Việt Nam không phải
là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nổi bật giữa các nước nằm ngoài quỹ đạo
cộng sản, kể từ giữa những năm 60, các nhà cầm quyền Thụy Điển đã nhiều
lần phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, cho rằng đây là một thảm
họa kinh hoàng và không cần thiết. Đối với Thủ tướng Thụy Điển Olof
Palme, hội nghị UNEP năm 1972 là một nền tảng hợp lý để tiếp tục việc đả
kích chiến tranh Việt Nam mà ông đã thực hiện kể từ khi vào chính phủ
Thụy Điển gần mười năm trước đó. Người đứng đầu chính phủ Thụy Điển,
ông Palme không hề cho rằng mình cần phải hạ giọng trong bài hùng biện
phản đối chiến tranh của mình, mặc dù ông biết rất rõ rằng những nhận xét
của ông có thể làm lạc hướng hội nghị. Trong bài diễn văn khai mạc, ngài
thủ tướng đã công khai chỉ trích “nạn hủy diệt sinh thái” ở Việt Nam. Ông
tuyên bố “Điều quan trọng nhất là chiến tranh sinh thái dừng lại ngay lập
tức”.
Kể từ khi nghị định Geneva thất bại tại Thượng viện và chính quyền
Nixon bắt đầu quan tâm tới những tranh cãi và sự phẫn nộ liên quan Chất
độc da cam, tổng thống đã phái Russell Train, đại diện của Mỹ tại UNEP, gạt
những vấn đề liên quan tới nạn hủy diệt môi trường ở Việt Nam ra khỏi
chương trình nghị sự chính thức. Thực tế, việc UNEP hứa không đả động tới
việc tàn phá môi trường ở Việt Nam là điều kiện tiên quyết để Mỹ tham gia
hội nghị. Theo như miêu tả của một tờ báo, khi nghe thủ tướng Palme lên án
“nạn hủy diệt sinh thái” của Mỹ, Train tỏ ra vô cùng tức giận, gọi phát biểu