Chuyện phổ biến trên đời là từ việc nhỏ đến việc lớn cứ hiểu sai thì hành
động sai, rồi lãnh đủ hậu quả. Mọi sự sám hối đều là muộn màng. Cho nên,
không bao giờ được tự cho là mình đã biết hết hoặc đã hiểu hoàn toàn
chính xác. Cần nhớ rằng, ở đời, nhiều khi nhìn mà không thấy, thấy mà
không biết, biết mà không hiểu, hiểu mà không thể hành động. Hành động
mới chính là thước đo mọi giá trị.
"Không phải kiến thức định đoạt giá trị mà chính là hành động của anh
vậy" (Fichte).
Cái chuyện tưởng như có thể yên chí lấy Liên Xô trước đây làm mẫu mực,
đùng một cái người ta phải suy nghĩ và "xét lại" toàn bộ.
- Chủ nghĩa xã hội là gì?
- Chủ nghĩa xã hội có phải là giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng sản hay
không?
- Và chủ nghĩa cộng sản có đúng là giai đoạn phát triển tất yếu của nhân
loại hay không?
- Chủ nghĩa xã hội vẫn được coi là một giai đoạn quá độ lên CNCS, nhưng
ở một nước tư bản kém phát triển như nước Nga hồi thập kỷ 20, các nước
Đông Ấu thập kỷ 50 và nhất là những nước như nước Việt Nam ta còn ở
thời kỳ kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa thì CNXH nằm ở đoạn nào?
Nga hồi thập kỷ 20, các nước Đông Ấu thập kỷ 50 và nhất là những nước
như nước Việt Nam ta còn ở thời kỳ kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa thì
CNXH nằm ở đoạn nào?
Đã có một thời, các ông Prudon, Saint Simon, Fourrier - những con người
thật lòng yêu thương nhân loại đau khổ vì chủ nghĩa tư bản, đã mơ tưởng
hình dung ra một xã hội tương lai tốt đẹp, trong đó người với người là bạn.
Mọi người lao động vui vẻ thương yêu nhau, không còn áp bức bóc lột,
không còn chiến tranh. Tất nhiên, cái xã hội các ông mong ước mà ta
thường chê lên chê xuống là CNXH không tưởng có những nét tương đồng
nhưng cụ thể và cao hơn cái thế giới đại đồng mà nhiều nhà hiền triết
phương Đông mơ ước. Còn các nhà lý luận của ta thì luôn miệng, luôn tay,
luôn bút cứ nói chắc như đinh đóng cột rằng chúng ta đang xây dựng chủ
nghĩa xã hội khoa học.