vào nguồn hỗ trợ từ bên ngoài đổ về.
Theo mục tiêu mà kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI đặt ra cho Chính phủ,
trong kế hoạch 5 năm tới, nền kinh tế Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 8,5%/năm, nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, ta sẽ có lộ trình
tăng GDP trong 10 năm tới như sau: (đv tính GDP: tỷ USD)
Nhìn sang nước bên cạnh, Thái Lan có 62 triệu dân nhưng GDP của họ
năm 2003 đạt 200 tỷ USD; Đài Loan với 22,5 triệu dân, GDP năm 2003 đạt
330 tỷ USD. Với đà tăng trưởng như hiện nay, phải mất 10 năm sau, GDP
Việt Nam mới đạt 89,6 tỷ USD, bằng 44,8% của Thái Lan hiện nay và phải
mất hơn 20 năm sau mới bằng Thái Lan ở thời điểm hiện tại.
Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 của Diễn đàn kinh tế thế giới
(World Economic Forum s Global Competitiveness Report) vừa công bố,
thứ hạng của VN được xếp thứ 77 trên 104 nước, giảm 17 bậc so với năm
ngoái.
Sự sụt giảm này có phải là điều ngạc nhiên, hay chỉ là hàn thử biểu phản
ánh căn bệnh vốn có từ nhiều năm nay của Việt Nam mà chưa có liều thuốc
chữa trị hữu hiệu? về vấn đề này, chúng ta sẽ phân tích kỹ trong phần sau.
Xin được nói thêm, chỉ số về cạnh tranh tăng trưởng (Growth
Competitiveness Index) bao gồm 3 chỉ tiêu: chất lượng môi trường kinh tế
vĩ mô, tình trạng của các định chế quốc gia, và sự sẵn sàng tiếp cận công
nghệ cao của đất nước. Đây là một chỉ số rất quan trọng phản ánh sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Không thể có một tương lai sáng sủa cho nền kinh tế
nếu chỉ số này quá thấp. Điều đáng buồn là thứ hạng về chỉ số này của
chúng ta lại thấp hơn cả Indonesia, Thái Lan là những nước láng giềng
hứng chịu nhiều bất ổn về chính trị.
Báo cáo của Diễn đàn KT thế giới ghi nhận sự tụt hạng mạnh của Việt
Nam, đặc biệt xếp hạng về chi tiêu ngoài pháp luật. Chi tiêu ngoài pháp
luật khi đi vay tín dụng 102/104, mức độ vận dụng tiêu chuẩn kế toán và