Trở lại đề tài của bài viết trước, chuyện đúng sai của một chọn lựa vẫn là
việc xác định cho rõ liên hệ giữa phát triển kinh tế và cải tổ hệ thống chính
trị, xây dựng dân chủ, một vấn đề đã và sẽ còn được đặt ra với các quốc gia
không chỉ ở khu vực mà còn trên toàn thế giới. Vấn đề tiếp theo là suy xét
kỹ những yếu tố đặc thù của Việt Nam để định giá sự lựa chọn này, đồng
thời, để đi tìm một hướng đi thích hợp nhất.
Những kết quả nghiên cứu của Lenin đã chỉ ra, kinh tế và cấu trúc chính trị
của xã hội có liên hệ tương hỗ với nhau. Tuy nhiên xác định bản chất của
những liên hệ này và thiết lập cấu trúc thế nào để tương thích lại không
phải là điều đơn giản. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, cả thế giới đã
chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của một Trung Quốc đang trong tình trạng
chuyên chính, đồng thời với sự khốn khó kinh tế của một nước Nga trên đà
phát triển dân chủ khiến các nhà nghiên cứu kinh tế không khỏi bối rối.
Tuy cách diễn đạt có khác nhau, nhưng các nhà kinh tế học từ cổ điển đến
hiện đại, kể cả K.Marx đều thừa nhận: Cạnh tranh là động lực của sự phát
triển. Khi chấp nhận nền kinh tế thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần,
Đảng ta cũng đã ngầm ý thừa nhận chân lý: thị trường tự do là động cơ lớn
nhất để phát triển kinh tế. Nhờ tạo dựng một lực lượng kinh tế dân doanh
sản xuất năng động, khó chấp nhận sự trì trệ và gò bó của chính quyền,
cùng với một giai cấp trung lưu thích hưởng thụ hàng hóa lẫn các phương
tiện giáo dục và quyền tự do lựa chọn, nó làm cân bằng quyền lực nhà
nước.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn đầu như là một áp lực cạnh
tranh với hệ thống chính trị. Để thích ứng với cuộc cạnh tranh này nhà
nước phải không ngừng hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu của dân
chúng và từng bước chấp nhận những định chế dân chủ. Điều này đã giải
thích cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc trong thời
gian vừa qua. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có một động lực khác mạnh
hơn để cải tạo hệ thống chính trị.
Liên hệ này được nhìn thấy khá rõ trong trường hợp của Mỹ và các quốc
gia phương Tây nói chung. Ðặc biệt, mới đây nhất, sự phát triển vượt bậc
bằng kinh tế thị trường ở Hàn Quốc (đã nói ở phần trên), Ðài Loan,