luôn luôn đi kèm theo đó, nếu không đáp ứng thích nghi, thế nào cũng hỗn
loạn.
Năm 1989, để xử lý sự kiên Thiên An Môn, Trung Quốc đã cho quân đội
dùng xe tăng trấn áp những sinh viên biểu tình. Tại thời điểm đó, đã giải
quyết được việc động loạn, nhưng cái giá phải trả là quá đắt, dân chúng mất
niềm tin, các nhà đầu tư trong nước co cụm, cố thủ, các nhà đầu tư nước
ngoài quay lưng, Trung Quốc có nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế.
Trong những năm cuối đời, khi nhắc lại sự kiện đó, Đặng Tiểu Bình đã phải
ngậm ngùi tuyên bố: “không muốn nhắc lại sự kiện Thiên An Môn thêm
một lần nữa”
Ngày nay, Trung Quốc dẫu chưa đạt được trình độ dân chủ như các nước
phương Tây, nhưng với phương châm “một đất nước- hai chế độ” bên cạnh
một Trung Quốc cộng sản, trong lòng Trung Quốc còn có Macau, Hồng
Kông, là những vùng lãnh thổ phát triển theo mô hình phương Tây, người
dân được tự do bày tỏ tư tưởng, tự do tham gia đảng phái, tự do kiến nghị
các quyền cơ bản lên Chính phủ trung ương. Còn ngay Trung Hoa đại lục,
các nhà xuất bản, các báo, các hãng phim, vẫn có thể tự do in ấn những tác
phẩm trái chính kiến, đề cập đến những chuyện “thâm cung bí sử” một cách
thoải mái mà không gặp phải bất cứ cản ngại nào. Đó là lý do để nền kinh
tế nước này tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
3- Động lực của kinh tế- động lực của chính trị
Trong bài viết ở phần trên, chúng ta đã thấy giữa tăng trưởng kinh tế và mở
rộng dân chủ có mối quan hệ biện chứng, nhân quả. Mở rộng Dân chủ đã
góp phần giải phóng mọi năng lực tiềm ẩn trong mọi tầng lớp dân cư, là
động lực tăng trưởng của nền kinh tế, vậy dân chủ có phải là động lực cho
hệ thống chính trị không, chúng ta sẽ bàn sâu thêm về lĩnh vực này.
Lenin định nghĩa: “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”. Trong đó,
kinh tế là khái niệm phản ánh thuộc tính về hạ tầng cơ sở, còn chính trị là
khái niệm thuộc thượng tầng kiến trúc. Giữa chính trị và kinh tế luôn luôn
có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương thích lẫn nhau, cái này là hệ quả
của cái kia và ngược lại theo đúng quy luật của cặp phạm trù nhân quả.