Singapore. Những nước này trước hết, tạo nên thịnh vượng cho xứ sở, và
sau đó, phát triển dân chủ, như là một môi trường cạnh tranh để không
ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị.
Ở Nga và nhiều nước Ðông Âu, tiến trình được thực hiện theo chiều ngược
lại. Dân chủ hóa đi trước, tái cấu trúc kinh tế theo sau. Từ việc mở rộng
dân chủ, hệ thống chính trị nước Nga đã tạo môi trường tốt cho các nhân tài
phát triển. Trong gần 20 năm qua, nước Nga đã sản sinh ra nhiều nhân tài
xuất chúng trong mọi lĩnh vực, đương kim tổng thống Putin cũng được
trưởng thành trong hoàn cảnh đó. Sau một thời gian khốn khó các quốc gia
này đã từng bước ổn định tình hình, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Khi đọc lại lịch sử nước Mỹ, tôi phát hiện ra rằng, cách đây một trăm năm,
thu nhập bình quân của Hoa Kỳ thấp hơn Algieria, Jordan, và Mexico. Là
một quốc gia trẻ tuổi, trong những năm đầu thế kỷ 20, Hoa Kỳ nghèo hơn
rất nhiều quốc gia chuyên chính ngày hôm nay, nhưng nhờ theo đuổi con
đường dân chủ, thi hành những chính sách thông thoáng, thu hút nhân tài
vật lực, đặc biệt là từ cựu lục địa châu Âu, Hoa Kỳ phát triển vượt bậc.
Nhà văn Ngô Tự Lập đã có sự ví von khá hay: Hoa Kỳ là đặc khu kinh tế vĩ
đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Ngược lại, Cuba trước đây có mức sống cao hơn nhiều quốc gia khác thuộc
châu Mỹ Latin lại chọn con đường xã hội chủ nghĩa chuyên chính của Fidel
Castro. Kết cục thế nào thì đã rõ, Cuba đang gặp muôn vàn khó khăn để hội
nhập trở lại thế giới. Nói như vậy không có nghĩa là cứ có dân chủ là có
thịnh vượng, hoặc có thịnh vượng sẽ có dân chủ. Trong rất nhiều trường
hợp, dân chủ chưa chắc đã mang lại thịnh vượng, mà thiếu dân chủ cũng
chưa chắc đã mang lại nghèo đói. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy
không nhiều và đều có lý do riêng. Hầu hết các quốc gia độc tài đều rất
nghèo và các quốc gia dân chủ rất phồn thịnh.
Thế nhưng, đi sâu vào từng trường hợp của những quốc gia đã nêu, dù là
trường hợp thành công hay thất bại, và nếu loại trừ những yếu tố đặc thù
của quốc gia đó, người ta vẫn ghi nhận được những ràng buộc giữa phát
triển kinh tế và xây dựng dân chủ. Nói khác đi, không thể phát triển kinh tế