CON ĐƯỜNG HÓA RỒNG CỦA VIỆT NAM - Trang 44

lại là điều cần phải bàn sâu thêm.
Cũng như các quốc gia khác đã từng trải qua chiến tranh, Việt Nam đã từng
có không ít kẻ thù. Kẻ thù cũ, đã từng đánh nhau “sứt đầu mẻ trán” ôm hận
chờ tới một dịp nào đó sẽ báo thù. Kẻ thù mới, là những đối thủ cạnh tranh
với Việt Nam trên thương trường, cay cú ăn thua, tìm cách hãm hại chúng
ta. Ngay trong nội bộ quốc gia, là những phần tử bất mãn, tụ tập, gây rối
chống phá chế độ… Và một kẻ thù khác khó nhận diện nhưng vô cùng
nguy hiểm là sự nghèo nàn lạc hậu. Nghèo đói dễ sinh loạn lạc.
Trên đây là những nhân tố tiềm tàng gây mất ổn định. Vậy thực chất của
những nhân tố này thế nào, trong phạm vi bài viết này tôi không dám mổ xẻ
chi tiết nhưng chỉ xin được đề cập đến một số nét chính.
Sau cuộc tiến công nổi dậy năm 1975, chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn sụp
đổ. Một bộ phận lớn quan chức chế độ cũ, một số có nợ máu với cách mạng
đã di tản ra nước ngoài. Một số khác lần lượt di tản trong những năm sau
đó. Hiện nay họ đang định cư ở một số thành phố lớn ở Mỹ, Canada, Pháp,
Australia…
Những người này chúng ta vẫn gọi là Việt kiều, thường xuyên vẫn có liên
hệ với thân nhân trong nước. Bên cạnh những người có thiện chí, trong số
đó còn không ít phần tử vẫn tỏ ra hằn học, không quên mối thù với chế độ.
Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của họ đến đâu lại là điều cần phải xem xét
một cách bình tĩnh.
Trương Vũ, một cựu sỹ quan Việt Nam cộng hoà, đã từng di tản sang Mỹ
sau sự kiện 1975, trong một bài viết đăng tải trên website “Người Việt
online” ông viết: ”Các thành phần phản kháng chính trị quan trọng của Việt
Nam đều đã ra khỏi nước. Trong số này, những thành phần cực đoan nhất
thì lại rất giống các đối thủ cực đoan của họ ở trong nước về phương diện
suy nghĩ lỗi thời, về ham thích khẩu hiệu, và nhất là sự thiếu can đảm nói
thật và chấp nhận lỗi lầm, do đó không thể nào có khả năng thuyết phục
được đồng bào của họ tạo nên một sức ép chính trị đối với Việt Nam. Thực
tế, chính họ không thuyết phục được lẫn nhau.”
Trong số những bài viết của người Việt hải ngoại, tôi cho rằng đây là nhận
xét xác đáng, khách quan. Sự trở lại Việt Nam của ông Nguyễn Cao Kỳ và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.