đảo bạn bè trên thế giới biết đến. Đây là một thế mạnh mà chúng ta cần
phát huy cho mục tiêu phát triển kinh tế.
Việt Nam cũng là dân tộc có lòng tự trọng, có tinh thần yêu nước nồng nàn.
Qua một số giải đấu thể thao ở khu vực, khi có đội tuyển Việt Nam thi đấu,
hàng nghìn bạn trẻ đã mua cờ đỏ sao vàng đến sân vận động để cổ vũ. Nếu
tuyển Việt Nam chiến thắng, hàng triệu người từ các thành phố, miền quê
ào ra đường, mang quốc kỳ, hát vang quốc ca Việt Nam. Mới đây, Việt
Nam đã tổ chức thành công hội nghị ASEM5… đó là những thành công
đáng ghi nhận.
Trở lại vấn đề phát triển kinh tế hiện nay tại Việt Nam, ngoài việc dám nhìn
thẳng vào sự thật, dám nói rõ sự thật, dám mở rộng dân chủ, cải tổ hệ hệ
thống chính trị, cũng nên bàn chi tiết thêm một vài biện pháp cụ thể.
Ví dụ trong lĩnh vực cải cách hành chính, trong một số bài viết trước, tôi đã
trình bày quan điểm của mình theo đó phải bắt đầu bằng cải cách tiền
lương. Lương bộ trưởng cao nhất cũng chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Tôi
có một đứa cháu, cơ nhỡ chuyện học hành, cơ nhỡ chuyện chồng con, đi
xuất khẩu lao động sang Đài Loan, công việc hàng ngày chủ yếu là cọ toa
lét, đổ bô cho một ông già 80 tuổi. Được chủ nhà nuôi ăn, hàng tháng có
thể “bỏ ống” một khoản 400 USD nhưng nó vẫn không lấy điều đó làm vẻ
vang. Là một người có lòng tự trọng, không ai lại có thể thờ ơ với nỗi nhục
của sự nghèo đói. Nghèo đi liền với hèn, đi liền với nhẫn nhục.
Với mức lương hiện nay các vị “lãnh đạo Việt Nam là những người nghèo
nhất”, nhưng hình như không có vị nào cảm nhận được nỗi nhục của sự
nghèo hèn. Bộ trưởng còn vậy còn công chức quèn thì sao?. Với 6 triệu
công chức, chúng ta không thể bàn đến chuyện tăng lương theo phương
pháp số học, bởi không có một ngân sách nào lại có thể thoả mãn được chế
độ tiền lương khổng lồ đó.
Trong nền kinh tế thị trường, một số cơ quan sự nghiệp hoàn toàn có thể tự
cân đối thu nhập- chi phí, hoạt động theo mô hình công ty nhưng vẫn núp
bóng hành chính để sống bám vào ngân sách nhà nước. Trong số này đáng
chú ý có hơn 100 trường đại học và dạy nghề; khoảng 780 bệnh viện từ cấp
tỉnh, chỉ nên giữ lại một tỷ lệ nhất định để phục vụ mục đích xã hội còn lại