những người thường cho chính họ những lý do bào chữa có thể là
gánh nặng. Bạn phải thận trọng khi giao thiệp với những người như
thế. Nói không giữ ý tứ hoặc nói thẳng thắn với những người đang
đối phó với những vấn đề hết sức cá nhân, có thể tạo ra nhiều
vấn đề hơn là giải quyết được vấn đề đó. Đó là lý do tại sao liệu
pháp tâm lý có thể phải mất thời gian lâu để một người nào đó nhận
thức rõ được tại sao họ tỏ ra các thái độ nào đó.
Trong cuộc sống, nếu con người bạn dựa vào những lý do bào
chữa và các thái độ tự chuốc lấy thất bại, bạn phải giao phó vai trò
của nhà tâm lý cho một nhà chuyên môn đã được đào tạo. Người duy
nhất mà bạn có thể thay đổi là chính mình. Mọi người đều có các
lĩnh vực của cuộc sống của họ, trong đó họ không trung thực với
chính họ. Để nhận biết và thay đổi những kiểu sống đưa ra các lý do
để bào chữa, bạn phải tự xem xét nội tâm của mình. Nếu bạn là người
sống theo kiểu đưa ra những lý do bào chữa, bạn là người duy nhất
có thể thay đổi điều đó. Việc trở thành một người “không có lý do để
bào chữa” có thể là một tiến trình dễ dàng.
Bước đầu tiên là buộc một dải cao su rộng chung quanh cổ tay.
Viết lên nó các từ “luôn sống kiên cường”. Bỏ ra một ngày tập trung
và đánh giá mọi thứ bạn nói. Khi bạn nghe thấy chính mình đưa ra lý
do để bào chữa, kéo bật dải cao su để tự nhắc bạn về một quyết
tâm mới. Đó là một cách nhận biết xem bạn có kiểu sống hay viện
lý do để bào chữa hay không. Bao nhiêu lần bạn kéo bật dải cao su là
bấy nhiêu lần bạn đã đưa ra lý do để bào chữa.
Bước thứ hai liên quan đến việc ghi lại những lý do bào chữa của
bạn. Mỗi lần bạn bật dải cao su, bạn tự viết ra lý do để bào chữa của
bạn. Vào cuối ngày, ngồi xuống và xem xét danh sách này. Có phải
các lý do để bào chữa chính là cách để tránh trách nhiệm phải giải