66. SỰ NGƯỢNG NGÙNG BỐI RỐI
Tôi bị bối rối, dễ bị “khớp”, và tôi thường lo lắng về cái mà những
người khác nghĩ về tôi.
Sự rụt rè và cả thẹn là dấu hiệu của một bản chất nhạy cảm, dịu dàng. Có
lẽ bạn đã nghe nói về Eleanor Roosevelt, một trong những phụ nữ được
kính trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong cuốn sách của bà, Học từ kinh
nghiệm sống, bà viết, “Nhìn về quá khứ, tôi thấy khi còn là một cô gái, tôi
đã rụt rè và cả thẹn một cách bất thường ra sao. Bao lâu mà tôi để cho tính
rụt rè cả thẹn của tôi thống trị, tôi bị tê liệt một nửa.”
Qua việc tự khép mình vào kỷ luật, bà Roosevelt khắc phục điểm yếu
này. Giống như phần lớn những người có tính cả thẹn, bà luôn cảm thấy lo
sợ cho chính mình; do vậy bà quyết tâm bẻ gãy những gông cùm này. Bằng
cách liên tục thử thách chính mình, bà Roosevelt dần dần đạt được lòng tự
tin. Bà đã có những biện pháp cụ thể nào? Hôm nay, những biện pháp tương
tự sẽ giúp bạn.
Bà ngừng việc cố tạo một ấn tượng, ngừng bị ám ảnh bởi những điều mà
những người khác nghĩ về bà. Thay vào đó, bà bắt đầu quan tâm đến sự an
vui của người khác. Bà cũng hết lòng theo đuổi những sở thích của mình.
Khi làm như vậy, bà học được rằng, người ta không hơi đâu mà chú ý cái
mà những người khác đang làm; và rằng, chú ý đến chính mình quá nhiều,
đây thực sự là kẻ thù lớn nhất của ta. Sau khi nhận thức được điều này, sự
ngượng ngùng bối rối của bà giảm bớt.
Thứ ba, bà nuôi dưỡng một cảm thức về mạo hiểm và một ước vọng
được trải nghiệm cuộc đời. Bà duy trì một tinh thần linh hoạt để khám phá
những cái mà đời ban tặng.
Điều quan trọng là, hãy đi cái bước đầu tiên đó. Việc dũng cảm vượt qua
một nỗi sợ nhỏ, sẽ cho bạn lòng dũng cảm để đi bước kế tiếp.
Hãy vạch ra những mục đích. Dù mục đích nhỏ hay lớn, hãy làm việc để