77. HIỂU SỰ BÌNH ĐẲNG
Thế giới đầy thù hận. Một người có thể làm gì?
Trừ phi ta dựng xây được một xã hội xem con người không phải như
phương tiện cho một cứu cánh, mà tự thân nó là cứu cánh, thì chúng ta sẽ
mãi mãi bị bế tắc trong sự bất bình đẳng, bất hạnh, và bạo động – cái mà có
thể gọi là một thế giới của thú tính, nơi mà kẻ mạnh vồ chụp người yếu.
Chúng ta sẽ chỉ đơn giản lặp lại những khuôn mẫu tương tự.
Điều hệ trọng là chúng ta dạy những công dân của mọi dân tộc xem
chính họ và người khác, trước tiên và trên hết, như là những con người.
Chúng ta phải nâng cao ý thức của mọi người về quyền con người, qua giáo
dục. Trường học phải dạy quyền con người, tôn giáo phải dạy quyền con
người, và những chính phủ phải tôn trọng những quyền con người.
Trái tim một đứa trẻ không hề phân biệt kỳ thị. Nếu không có người lớn
dạy sự kỳ thị, thì trẻ con của mọi chủng tộc chơi vui vẻ với nhau. Và trẻ con
không chút quan tâm đến việc bạn chơi của chúng khá giả ra sao, và bố mẹ
những bạn đó có nghề nghiệp gì. Chúng mặc nhiên giả định rằng tất cả nhân
loại đều bình đẳng.
Tận đáy sâu đời ta, mỗi người chúng ta sở hữu một thanh kiếm ngọc, chỉ
riêng ta có. Thanh kiếm tâm linh hùng mạnh này xuyên thủng những lực
lượng tiêu cực và bảo vệ sự công bằng. Bao lâu mà ta nhận thức rằng, ta sở
hữu thanh kiếm nội tâm này và liên tục mài giũa nó vì điều thiện, ta sẽ
không bao giờ bị đánh bại. Chắc chắn là ta sẽ chiến thắng.
Thanh kiếm ngọc này là trái tim ta, sự quyết tâm của ta. Nếu nó không
được mài giũa, nó sẽ trở nên cùn nhụt và yếu ớt; và nếu nó cứ mãi chưa ra
khỏi vỏ, nó là vô dụng trong việc chiến đấu với những trở lực. Nó không
phải là một thanh kiếm tàn nhẫn và xấu ác chuyên làm hại người khác, mà
là một thanh kiếm tâm linh chỉ làm điều thiện và làm lợi lạc cho kẻ khác; và
như thế, nó là một kho báu. Những ai không rút kiếm ra khỏi vỏ hay mài