78. LÒNG DŨNG CẢM LÀ CHÌA KHÓA
Đâu là thành tố cốt tủy trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền?
Chỉ khi người ta có dũng cảm đứng lên chiến đấu cho công bằng – dù họ
chỉ là một người duy nhất – họ mới có thể dẫn đưa thế giới về hướng của
hòa bình và điều thiện. Khi những cá nhân dũng cảm như thế hợp lực và
đoàn kết lại trong sự liên đới mạnh mẽ, họ có thể làm thay đổi xã hội.
Nhưng mọi thứ đó đều phải bắt đầu từ bạn. Mọi sự theo sau lòng dũng cảm
của bạn.
Trong cuốn sách Một đối thoại với tuổi trẻ hôm nay, Rosa Parks, người
mẹ của phong trào đòi dân quyền tại Mỹ, viết:
“Tôi không có ý niệm nào về việc lịch sử đang được tạo lập ra sao. Tôi
chỉ đơn giản chán việc đầu hàng. Dù sao, tôi cảm thấy rằng, tôi đã làm đúng
khi đứng lên chống lại người tài xế xe buýt đó. Tôi không nghĩ về hậu quả.
Tôi biết rằng tôi đã có thể bị hành hình, hay bị đánh đập khi cảnh sát đến.
Tôi chọn việc không nhượng bộ, bởi vì tôi đúng.”
Bà Sparks đã tìm thấy lòng dũng cảm để lên tiếng, bởi vì bà tin rằng bà
đúng. Lòng dũng cảm luôn phát xuất từ cái đúng, từ sự công bằng. Nó đến
từ niềm mong ước làm cái đúng, xây dựng một xã hội công bằng, và trở
thành một con người tốt.
Nếu chúng ta muốn làm điều tốt, không chỉ cho chính mình mà còn cho
thế giới nữa, chúng ta cần lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm là sức mạnh
khiến cho những hành động như thế có thể được – những hành động mà có
vẻ như tầm thường, nhưng chúng thực sự chiếu sáng với sự rực rỡ của điều
thiện.
Chấm dứt việc bắt nạt ở sân trường là một hành vi dũng cảm. Chịu đựng
gian khổ và sống sót qua những hoàn cảnh cam go cũng vậy. Cố sống một
cuộc đời lương thiện, hợp đạo đức ngày này qua ngày khác cũng vậy. Trái
lại, những người lười biếng, vô tâm hay rơi vào những cách sống xấu, là