Một lát sau Trác Văn mới trả lời: “Ngã cầu treo thực ra sẽ không tổn
thương đến tính mạng, là thời gian đã đến.”
Tưởng Tốn không hỏi tiếp, cô cầm thùng trà nói: “Được rồi, để tôi
khuấy, anh xem thử bánh bao đã được hay chưa đi.”
Trác Văn không giành với cô, đi xem bánh bao, chưa nóng hết, còn
phải hâm thêm một lúc nữa. Anh ta dời băng ghế nhỏ, ngồi dựa vào bếp,
móc điếu thuốc ra vừa định hút, hỏi một tiếng: “Có để ý không?”
Tưởng Tốn lắc đầu: “Hút đi.”
Trác Văn bật bật lửa, cúi đầu rít vài hơi, nói: “Ông mệt rồi… Anh mãi
không nhìn ra, tưởng là bởi vì anh, cho nên ông mới đến chỗ này ở. Mỗi
ngày ông lên lớp, phải đi đi về về đường núi năm tiếng. Anh từng khuyên
ông, nhưng ông cũng không nghe, hai năm nay tuổi cao, ông mới không đi
dạy nữa, bình thường ở trong thôn dạy mấy đứa trẻ.”
Tưởng Tốn lẳng lặng nghe, khuấy trà bơ từng cái một.
“Ông thường nằm một mình trong phòng ngủ, có lúc ngẩn ngơ cả
ngày, gần mười năm rồi… Anh không biết gì cả, bác sĩ nói ông ngoại anh
đã đến lúc, trong lòng ông ngoại anh rõ ràng, nên không chịu nằm viện nữa,
có lẽ ở trong bệnh viện thì thân thể có thể khỏe lên, em nói đúng không?”
Trác Văn nhìn về phía Tưởng Tốn, mắt tràn đầy hi vọng.
Động tác của Tưởng Tốn chầm chậm, khẽ nói: “Một tuần trước khi
mất, mẹ tôi bảo tôi tìm hết họ hàng trong nhà. Anh biết đấy, nhà chúng tôi
không có họ hàng gì, tìm nửa ngày, cuối cùng tìm được vài người bà con
xa, sau đó tôi mới biết mẹ tôi muốn làm gì… Bà muốn tôi có chuyện thì có
người để tìm, bởi vì bà đi rồi, trên đời này chỉ còn lại một mình tôi.” Tưởng
Tốn buông cái chuôi gỗ ra, nói: “Trong lòng họ đều rất rõ, khi nào sẽ đi,
ông trời cũng không giữ lại được.”